Claude Richli
Dó là ngày cuối cùng của Olympics London. 105 vận động viên từ gần 70 quốc gia đang tranh tài tại một trong những cuộc tranh tài uy tín nhất: cuộc thi marathon. Chỉ một vài phút trước khi đến đích, Stephen Kiprotich từ Uganda lao tới từ phía sau để vượt qua người dẫn đầu cuộc đua, chàng trai người Kenya, và đoạt huy chương vàng. Chàng trai Kenya đoạt huy chương bạc, chỉ sau có 26 giây.
Nhưng khi chàng trai người Kenya vượt qua vạch đích, một việc bất thường đã xảy ra: Trong khi đám đông reo hò và hàng trăm triệu khán giả từ khắp thế giới đang theo dõi qua màn ảnh nhỏ, chàng trai Kenya quấn mình trong lá cờ tổ quốc, quỳ xuống, chắp tay lại, và cúi đầu. Chàng trai này đang tạ ơn. Hiển nhiên anh là một Cơ Đốc nhân.
Thực tế, anh không chỉ là một Cơ Đốc nhân—anh là một tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm. Meet Abel Kirui, 2 lần đoạt ngôi vô địch thế giới trong cuộc thi chạy marathon (Berlin, Đức 2009; Daegu, Hàn Quốc, 2011), và là một thành viên của hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm Namgoi ở phía Tây Kenya. Những nhà bình luận thể thao mô tả anh như một nguồn năng lượng bùng nổ; những ai quen biết anh thì cho biết rằng anh là một người rất hòa đồng.
Một Người Đàn Ông Kỷ Luật
Thật ra, khi tôi gặp người đàn ông này tại nhà anh gần Kapsbet, trên vùng cao nguyên miền tây Kenya, anh đang sẵn sàng cho lượt chạy buổi sáng của mình. Anh nhanh chóng cho chân vào đôi giày của mình, và chúng tôi chồng chất vào xe sẽ đưa chúng tôi đến điểm xuất phát của anh. Anh nói nhanh như anh chạy: những mục tiêu sự nghiệp của mình, những dự án của mình, gia đình của mình, đức tin của mình, trách nhiệm vĩ đại của mình đối với Chúa, gia đình và đất nước. Khi anh không nói chuyện, anh ngâm nga và hát, "Chúng tôi không bao giờ nản lòng, hãy dâng cho Chúa trong lời cầu nguyện”.
"Năm tới sẽ là một năm tuyệt vời: một cuộc bán marathon ở Tây Ban Nha vào tháng 2, sau đó London vào tháng 4," Kirui nói. "Đây sẽ là cuộc đua marathon lớn nhất: Kiprotich sẽ đến đó; Wilson Kipsang cũng sẽ có mặt ở đó, và tất nhiên Abel Kirui cũng sẽ không vắng mặt. Và tôi phải giành chiến thắng. Sau đó sẽ là giải vô địch thế giới tại Moscow, và tôi muốn trở thành vận động viên marathon đầu tiên trong lịch sử giành ba chức vô địch thế giới. "
Đây là một yêu cầu cao, nhưng anh làm việc chăm chỉ để đạt được nó. Anh dành bốn tháng đào tạo chuyên sâu trước mỗi cuộc đua lớn. Những vận động viên marathon chỉ có chạy có hai hoặc ba cuộc đua lớn nhất một năm, nhưng anh chuẩn bị trong hầu hết những khoảng thời gian còn lại. Anh chạy 21 km (13 dặm) vào buổi sáng, 15 km (9 dặm) vào buổi chiều, đi ngủ rất sớm, dậy rất sớm, và dành những giờ đầu tiên với Chúa. Anh ăn bữa ăn cân bằng, tránh thức ăn chứa chất béo, và sống theo phương châm: “Cơ hội là thời cơ mà may mắn dành cho những ai chuẩn bị đến đón chào chúng.”
Anh cho rằng việc hụt mất huy chương vàng trong London là vì không chuẩn bị kỹ càng. Anh giải thích rằng mình đã dẫn trước trong một thời gian dài, nhưng chỉ một vài cây số trước khi về đích, Kiprotich đã vượt qua anh ta, và tâm trí của mình chưa chuẩn bị để phản ứng và tăng tốc.
"Chạy là một sự kỷ luật, giống như Kinh Thánh nói," anh nói thêm. Nhưng khi được hỏi anh có thất vọng không khi để hụt mất huy chương vàng, anh nói, "Không, tôi cũng rất hài lòng với huy chương bạc. Tôi tạ ơn Chúa vì điều đó”.
Một Người Chạy Nhanh
Bây giờ Kirui nhảy ra khỏi xe, đấm vào nút đếm cây số trên cổ tay của mình, và bắt đầu chạy. Anh không phải là người duy nhất chạy trong Kapsabet và xung quanh đó vào sáng nay. Mặt trời hầu như đã ló mặt, và không khí vẫn còn đầy sương, nhưng đó đây, tại những vỉa hè không đồng đều hoặc những con đường bằng đất trên toàn đất nước, hàng chục nhà vô địch đường dài tương lai đang làm việc xây dựng độ bền và tốc độ của mình. Sau một vài km Kirui bắt kịp một vận động viên khác trong một áo gió màu da cam. Giật mình, người đàn ông mặc áo cam tăng tốc độ của mình để theo kịp với anh ta.
Những sải chân của họ thanh lịch, mạnh mẽ, và cực kỳ nhanh chóng. Đôi chân của họ hầu như không chạm đất. Cánh tay đong đưa dường như kéo họ về phía trước. Một nụ cười xuất hiện trên khuôn mặt Kirui. Nửa cây số sau người đàn ông mặc áo cam tụt về phía sau, không thể theo kịp. Kirui vẫy tay tạm biệt với một nụ cười và tiếp tục chạy qua các vùng nhấp nhô của vùng nông thôn tươi tốt.
Cuối cùng anh dừng lại và kiểm tra hồ bấm giờ của mình. Anh rất hạnh phúc: anh đã chạy được 5,6 km (3,5 dặm) trong 17 phút. Tốc độ trung bình chỉ là nửa km mỗi giờ, chậm hơn so với tốc độ kỷ lục thế giới bình quân trong cuộc thi chạy marathon. Một kết quả không tồi cho một sự rèn luyện thường xuyên trên một bề mặt không đồng đều. Tôi hỏi, "Liệu anh có giữ tốc độ đó nếu tiếp tục trong một giờ? "
Anh cười, “Tất nhiên rồi!”
Anh chạy vì Đức Chúa Trời
Trong khi ở trường trung học Kirui bắt đầu thể hiện một ân tứ nổi bật khác: lãnh đạo tinh thần. Anh được giao trách nhiệm dẫn dắt trong việc cầu nguyện và thờ phượng. Kết quả là những người bạn cùng lớp của anh nhanh chóng bắt đầu gọi anh là mục sư Kirui. Anh nói về một đêm vào khoảng cuối năm trung học, anh đã cầu xin Chúa giúp anh ta chạy “để tôi có thể là một nhân chứng”. Mô tả tham vọng của mình, ông trích dẫn Thi-thiên 35:18 "Tôi sẽ cảm tạ Chúa trong hội lớn, ngợi khen Ngài giữa dân đông”.
“Sách Thi-thiên là nguồn cảm hứng cho tôi”, anh nói, “Mỗi cuộc chạy là một cơ hội. Những gì tôi nói với Chúa là “Bất kể Ngài đặt con ở đâu, con cũng sẽ chia sẻ Ngài.”. Vậy nên mỗi khi hoàn thành chặng đua, tôi đều nói “Tạ ơn Chúa’”.
Anh nói rằng mình đã học để phụ thuộc vào Đức Chúa Trời từ rất nhỏ. Anh tin rằng người mẹ là nguồn ảnh hưởng tinh thần lớn nhất của anh. Bà đã khuyến khích ông đến nhà thờ vào buổi sáng ngày Sa-bát. "Anh trai tôi đưa tôi đến nhà thờ, và lòng tử tế của mẹ tôi đã kéo tôi ở lại”.Ngày hôm nay, thói quen cầu nguyện buổi sáng sớm là một sự kế thừa từ bà. "Tôi nhớ bàthức dậy vào những giờ cầu nguyện rằng chúng ta sẽ chọn người mà chúng tôi sẽ phụng sự trong đời sống", anh nói. "Bây giờ mỗi buổi sáng tôi thức dậy rất sớm để cầu nguyện và xin Chúa cho tôi sức mạnh để chạy. "
Vào năm cuối trung học, Kirui bước vào một cuộc đua được tổ chức bởi cảnh sát. Giải thưởng là một công việc trong hàng ngũ cảnh sát. Anh đã chiến thắng, và trở thành một sĩ quan cảnh sát. Sau màn trình diễn của mình tại Thế vận hội, anh được thăng đến cấp bậc Chánh Thanh tra. Năm 2005, anh bắt đầu chiến thắngnhững cuộc đua ở Kenya và chiến thắng 10.000 mét đầu tiên của mình ở Ba Lan, thiết lập kỷ lục trong Gdańsk, một kỷ lục mà đứng vững cho đến ngày nay.
Sự cam kết và đào tạo đã đưa cậu bé nông thôn khiêm tốn xa ngôi nhà nhỏ bé của mình. Năm 2006, ông được chọn làm người giữ nhịp cho Haile Gebrselassie, một trong những vận động viên chạy đường dài vĩ đại nhất của mọi thời đại, trong cuộc đua Marathon ở Berlin. Gebrselassie thắng; Kirui đứng thứ chín. Đó là bước đột phá của anh trên sân khấu lớn. Năm 2008, anh đã giành giải bạc tại cùng một sự kiện. Trong năm 2009, anh đã trở thành nhà vô địch thế giới ở Berlin. Anh cũng đã chiến thắng tại giải Marathon Vienna vào năm 2008, thiết lập một kỷ lục mới. Thành tích cá nhân tốt nhất của anh là 02:06:51.
Hai phút sau khi anh tập luyện và bởi vì không khí loãng (chúng tôi đang ở độ cao khoảng 2.200m), hơi thở của anh bình thường trở lại. Anh nhanh chóng nuốt một ngụm nước và nói, “Tôi muốn bạn gặp mẹ tôi và gia đình tôi, nhìn thấy ngôi nhà tôi đã xây cho họ”.
Khi chúng tôi bước chân vào ngôi nhà, mẹ anh, bà, anh trai, và những người anh em họ chào đón chúng tôi. Niềm vui sướng của họ khi nhìn thấy anh thật rõ ràng. Họ âu yếm ôm anh và chạy đến chỉ cho chúng tôi thấy những cái ao mà anh đã đào để nuôi cá, hầu bổ sung thêm cho chế độ ăn và thu nhập của họ. Khi chúng tôi ngồi xuống uống một cốc nước ấm, anh nói, “Tôi chạy vì Đức Chúa Trời, vì gia đình tôi, vì quốc gia của tôi. Đây là một trách nhiệm lớn lao. Nếu tôi chiến thắng 50.000 USD tiền mặt, điều này sẽ hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi. Và làm cho tôi nhận ra rằng giờ đây tôi có thể hỗ trợ cho 20 người”.
Trong văn hóa Abel, gia đình rất lớn; và đây là một gia đình lớn của những vận động viên chạy bộ: 4 người anh em họ cũng chạy đường dài, và em trai của anh, Michael cũng chạy trong những cuộc đua quốc tế. Chú của anh, Michael Rotich, đã giành chiến thắng trong cuộc thi Marathon tại Paris vào năm 2003.
Nhưng Abel còn muốn nhiều hơn cả việc ủng hộ cho gia đình mình. Anh muốn đóng góp cho hội thánh và cho xã hội. Mục sư của anh xác nận trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng khi hội thánh có một dự án xây dựng, Kirui đã đóng góp rất rộng rãi. Anh cũng đã hỗ trợ tài chính cho một ngôi trường ở Eldoret.
Nhưng dường như tham vọng của anh không dừng lại ở đó, đây không phải là mục tiêu lớn nhất mà anh theo đuổi. Anh mơ rằng một ngày nào đó anh có thể tài trợ cho một trung tâm điều trị ung thư tại bệnh viện của trường đại học Baraton Nam Phi, ngôi trường của giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm được điều hành bởi Tổng Hội Trung-Đông Phi và Toàn Cầu Tổng Hội. “Căn bệnh ung thư đang lan truyền ở Châu Phi, và tôi muốn làm điều gì đó. Mỗi cuộc đua, tôi lại kéo mình đến gần hơn những mục tiêu hỗ trợ những dự án này”, anh nói. “Tôi bắt đầu đời mình bằng Lời của Chúa, và muốn kết thúc đời mình cũng bằng Lời Ngài. Vậy nên tôi làm việc cẩn thận để không làm thất vọng những người khác, cả trong đội chạy đua và trong những nhóm mà tôi tham gia. Tiền bạc phải làm việc cho bạn, để giúp hoàn thành duyên cớ cho bạn, nó là một phương tiện để cải thiện những thứ khác. Nếu nó là một thần tượng thì bạn có được gì?”
Buổi chiều hôm ấy anh sẽ lên đường đến trại huấn huyện quốc gia dành cho những vận động viên đỉnh cao tại Iten. Anh sẽ trải qua 2 tháng ở đó, tập luyện nghiêm túc vào buổi sáng và buổi chiều. Nhưng mỗi tối Thứ Sáu anh sẽ trở về nhà để trải qua ngày Sa-bát với vợ và 2 đứa con trai nhỏ của mình, bởi vì như anh nói, “Chúng vẫn chưa có cội rễ đức tin”.
Claude Richlil là trợ lý biên tập của tờ Adventist World. Bài bái này được viết với sự đóng góp của Tor Tjeransen, nhiếp ảnh gia,và Adventist News Network.
(Theo Adventistworld.org)
Blogger Comment
Facebook Comment