Bà Ellen G. White và ngày Sa-bát

Hiểu về ơn phước của Đức Chúa Trời
 

 
Trước khi gặp gỡ Joseph Bates vào năm 1846 tại New Bedford, Massachussets, bà Ellen White chưa bao giờ cho rằng đề tài ngày Sa-bát của giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm là một đề tài thú vị và nghiêm túc, quan trọng. Ông Bates, người đã nuôi dưỡng đức tin Cơ Đốc từ trước đó và đã luôn gìn giữ ngày thứ bảy như là ngày Sa-bát của Chúa, là người đề xướng nhiệt tình cho niềm tin mà ông đã tìm thấy và luôn thúc giục, khuyến khích những người khác đi theo đức tin này. Nhưng những người nghe ông giảng thường ngại ngần, chần chừ không chấp nhận lẽ thật đó. Bà Ellen White kể lại rằng bà không cảm thấy tính chất quan trọng của việc nhấn mạnh về luật pháp ngày Sa-bát cho người khác. 

Sau đó, trong một sự hiện thấy được tỏ ra về đền thánh ở trên trời, hòm giao ước và luật pháp của Chúa được cất trong hòm giao ước, với một quầng ánh sáng tỏa soi chung quanh điều răn thứ tư. Sự kinh ngạc ban đầu khi nhìn thấy những điều này của bà White sau đó đã được biến đổi và trở thành một sự am hiểu tường tận, sâu sắc về ý nghĩa và sự quan trọng của ngày Sa-bát. 
 
Tưởng Nhớ Đến Sự Sáng Thế
Sauk hi có được sự hiện thấy về ngày Sa-bát, bà Ellen White không còn xem ngày Sa-bát như là một ngày như bao ngày khác trong tuần lễ nữa. Đó là ngày được chính Đức Chúa Trời tạo dựng nên, một hành động hoàn tất của công việc sáng thế của Ngài. Bà White hiểu được rằng “khi những nền tảng của trái đất được đặt ra, đó cũng chính là lúc nền tảng của ngày Sa-bát được thành lập” (Life Sketches, trang 96). Mối tương giao mật thiết giữa ngày Sa-bát và sự Sáng Thế đã dẫn dắt bà White và ban cho bà sự hiểu biết rằng ngày sa-bát là một sự tưởng nhớ của Chúa về quyền năng sáng tạo của Ngài. 

Vì là một sự tưởng nhớ, ngày Sa-bát được xem như là một dấu, hướng dẫn dắt nhân loại đến với Sự Sáng Tạo của Chúa. Vì vậy, dấu ấy (ngày Sa-bát) và những gì nó tượng trưng (sự Sáng Thế), luôn liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời được. Ngày Sa-bát được thành lập từ thượng giới; trường tồn mãi mãi trong thiên nhiên. (xem Prophets and Kings, trang 183).

Những Lễ Tưởng Niệm thường là được tổ chức, tôn vinh. Vì thế ngày Sa-bát cũng như vậy, một mặt đòi hỏi những người tin theo Chúa trung tín gìn giũ ngày đó, mặc khác, ngày Sa-bát cũng là lời mời gọi cho nhân loại để bước vào sự yên nghỉ và vui mừng trong Chúa. Việc gìn giữ ngày sa-bát không phải là một gánh nặng. Chúa đã nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy, và tĩnh dưỡng lại sau tuần lễ Tạo Thế (Sáng 1:31; 2:2), cũng vậy, các ngôi sao mai và các con cái của Đức Chúa Trời đã vang tiếng mừng rỡ (Gióp 38:7). Thật là một đặc ân lớn cho chúng ta khi chúng ta cũng làm những điều như vậy. 
 
Một Ngày Phước Hạnh 
Ngày Sa-bát là một ngày yên nghỉ và ngợi khen, không phải vì trong ngày thứ bảy có chứa đựng quyền phép nhiệm mầu nào đó, nhưng là vì chính Đức Chúa Trời đã ban phước cho ngày ấy. Bà Ellen White đã viết rằng: “Đức Chúa Trời đã thiết lập sự tưởng nhớ đến công việc Sáng Thế của Ngài bằng cách ban nhiều ơn phước cho ngày thứ bảy” (Patriarchs and Prophets, trang 48). Nhưng những ơn phước này chỉ có thể nhận được khi ngày ấy được gìn giữ cách trung tín; “Những ơn phước lớn lao được mở ra, được ban ra qua việc gìn giữ ngày Sa-bát” (Testimonies for the Church, quyển 6, trang 349).

Trong một lúc khác, bà Ellen White đã trích dẫn trong Xuất 31:16 và nhấn mạnh rằng lý do mà dân Y-sơ-ra-ên được yêu cầu phải giữ ngày Sa-bát là bởi vì Chúa “đã ban phước và thánh hóa ngày thứ bảy và lập ngày đó là ngày tưởng nhớ thánh khiết của Ngài” (Chức Vụ Chữa Bệnh, trang 215). Những ơn phước này là có điều kiện dành cho dân Y-sơ-ra-ên trong việc nhận biết và gìn giữ ngày ấy như một kỷ niệm thánh khiết. Và những ơn phước này không chỉ dành cho dân Y-sơ-ra-ên mà thôi, mà dành cho tất cả những ai nhận biết được ý nghĩa quan trọng và tôn kính sự kỷ niệm ấy như Chúa đã dạy dỗ. 
 
Ngày của Chúa
Ngày Sa-bát “thuộc về Đấng Christ” (Nguyện Ước Thời Đại, trang 288), và theo bà Ellen White thì khía cạnh này của ngày Sa-bát là rất quan trọng. Đấng Christ đã thiết lập nên ngày Sa-bát và biệt riêng ngày ấy ra để tưởng nhớ đến công việc Tạo Thế. Ngày ấy không chỉ tỏ ra rằng chính Ngài là Đấng Tạo Hóa mà còn tỏ ra rằng Ngài cũng chính là Đấng Thánh (Ê-xê-chi-ên 20:12).

Bà Ellen White nhận ra rằng Đấng Christ chính là tiếng phán trong Ê-xê-chi-ên 20:12 và nói rằng: “Ngày Sa-bát là một dấu chỉ ra rằng quyền năng của Đấng Christ có thể thánh hóa chúng ta. Và điều này sẽ được ban cho tất cả những ai mà Đấng Christ muốn làm nên thánh. Như là một dấu bày tỏ quyền năng thánh hóa của Chúa, ngày Sa-bát được ban cho tất cả những ai thông qua Đấng Christ trở nên một phần của dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời” (Nguyện Ước Thời Đại, trang 288).

Ngày Sa-bát dạy dỗ chúng ta nhiều điều về Đấng Christ hơn là làm sao để có thể được cứu. Giảng giải câu Kinh Thánh “Vì vậy, Con Người làm chủ ngày Sa-bát” (Mác 2:28), Bà Ellen White đã nhắc nhở rằng đó là ngày với đầy dẫy những sự dạy dỗ và yên ủi (Nguyện Ước Thời Đại, trang 288). Hiểu được về tất cả những việc mà Chúa đã tạo dựng nên vì lợi ích của nhân loại, bà Ellen White có nói rằng Chúa đã phán tất cả những ai “gìn giữ ngày Sa-bát và không làm ô-uế ngày ấy,” và rằng “Ta sẽ đem những người ấy lên trên núi Thánh của Ta, và ban sự mừng rỡ cho họ ở trong nhà cầu nguyện ta”. Ngày Sa-bát nhắc nhở chúng ta nhớ lại sự bình an đã bị đánh ất tại vườn Ê-đen, và nói cho mọi người biết rằng sự bình an đó sẽ được phục hồi thông qua Đấng Christ bởi vì chính ngày Sa-bát đã hướng về sự Sáng Tạo của Chúa và quyền năng cứu rỗi của Ngài. 
 
Một Ngày Với Nhiều Chủ Định 
Những tác phẩm của bà Ellen White cho nói lên giá trị thuộc linh thực tế của ngày Sa-bát. Trước hết, ngày Sa-bát mang tính dạy dỗ trong lịch sử cứu chuộc. Nó chỉ ra rằng Chúa chính là cội nguồi của sự sống, kiến thức và “nhắc nhớ lại sự vinh hiển nguyên thủy của loài người, và qua đó làm chứng lại về mục đích của Chúa trong việc tạo dựng nên chúng ta theo ảnh tượng của Ngài” (Education, trang 250). Quyền năng có thể tạo nên muôn vật tức là quyền năng có thể tái tạo dựng lại linh hồn theo như bản tính giống như của Chúa. 

Ngày Sa-bát mang ý nghĩa và giá trị dạy dỗ liên quan đến những điều răn còn lại trong luật pháp của Chúa. Hãy ghi nhớ rằng điều răn về ngày Sa-bát (Xuất 20:8) là điều răn duy nhất trong bảng luật pháp tỏ ra cho chúng ta biết Chúa là ai, bà Ellen White chỉ ra rằng điều này phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa Chúa là Đấng Tạo Hóa với những thần khác. Quả thật, bà đã nhấn mạnh rằng, “nếu như ngày Sa-bát luôn luôn được gìn giữ thánh khiết, thì chẳng bao giờ có những người vô thần hoặc thờ thần tượng” (Counsels for the Church, trang 270).

Hơn nữa, vì điều răn về ngày Sa-bát là điều răn duy nhất trong bảng luật pháp mười điều răn đã chỉ ra tên và xác định Đấng ban ra luật pháp ấy, nên điều răn ấy cũng chứa đựng dấu ấn của Chúa như là bằng chứng về tính xác thực và những hiệu lực ràng buộc của luật pháp. 

Ngày Sa-bát được thiết lập nên cho nhân loại và đóng một vai trò quan trọng, chính yếu trong cuộc sống của chúng ta. Ngày đó là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng trên thiên đàng, và tiếp tục trong cuộc sống chúng ta ngày nay. Nhân loại đã và đang cần phải gạt bỏ qua một bên những sự ham muốn, yêu thích cá nhân của chúng ta một ngày trong bảy ngày (ngày thứ bảy) hầu cho tâm tư của chúng ta có thể suy ngẫm về những công việc, cũng như quyền năng của Chúa, lòng chúng ta hướng về sự nhân từ của Ngài. Chúa là Đấng chu cấp, bạn hữu và là Đấng Cứu Chuộc của nhân loại, và ngày Sa-bát mang lại cho chúng ta một cơ hội không giống bất cứ cơ hội nào khác để chúng ta tưởng nhớ đến sự nhân từ và vinh hiển của Ngài. Ngày Sa-bát mang ý nghĩa sâu xa đối với Chúa cho nên những ai gìn giữ ngày Sa-bát được gọi là những người thờ phượng Đức Giê-hô-va. 

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý rằng, vào thời kỳ cuối cùng, sự trung tín trong việc gìn giữ điều răn này sẽ là một thử thách lớn lao về lòng trung thành đối với Chúa. Bởi đó, “người ta sẽ nhận biết ai là kẻ thời phượng Chúa và ai không phải là kẻ thờ phượng Ngài” (Thiện Ác ĐấuTranh, trang 605).

Theo bà Ellen White, ngày Sa-bát thật sự là một giáo lý tôn giáo quan trọng. Nghiên cứu dưới mọi góc độ, ngày Sa-bát chính là nhân chứng mạnh mẽ về quyền năng của Chúa và là một sự nhắc nhở chúng ta tưởng nhớ đến Đấng Tạo Hóa mình (Testimonies to the Church, quyển số 7, trang 139). Mục đích, và bản chất nguyên thủy của ngày Sa-bát chính là biểu lộ, bày tỏ ra sự vinh hiển của Đức Chúa Trời như là một Đấng yêu thương, sáng thế, trường tồn và cứu chuộc. 
 

 
(Theo Adventistworld.org)
Chia sẻ Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment