Được Kêu Gọi Vào Chức Vụ Hòa Giải

Nhiệm Vụ Thiêng Liêng
 

 
Chúng ta đang tiến dần vào thời điểm kết thúc của một năm nữa, và đây là khoảng thời gian mà nhiều tín đồ trên toàn thế giới tổ chức kỷ niệm ngày sanh của Đấng Christ. Thật là một điều tốt khi chúng ta tưởng nhớ đến sư hy sinh to lớn của Đức Chúa Giê-su khi Ngài đến trong thế gian này, và tôi muốn mời gọi anh chi em dành một ít thời gian khi chúng ta cùng suy ngẫm về món quà vĩ đại nhất của mọi thời đại – Đức Chúa Giê-su.
Chúng ta đọc trong 2 Cô-rinh-tô 5:19 rằng “Vì chưng Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ, làm cho thế gian lại hòa với Ngài, chẳng kể tội lỗi cho loài người, và đã phó đạo giảng hòa cho chúng tôi.”

Thật quả là một câu Kinh Thánh đầy hứa hẹn! Đức Chúa Trời đã ở trong Đức Chúa Giê-su để cho chúng ta được giảng hòa lại với Ngài. Chúng ta nhìn thấy hình ảnh tuyệt vời về kế hoạch cứu rỗi của Chúa ở đây – hình ảnh của một Đức Chúa Trời, Đấng đã chủ động để phục hồi lại mối quan hệ mà Ngài đã từng có trước đây với nhân loại, một sự mất mát rất lớn khi nhân loại chọn lựa rời xa khỏi Đấng Tạo Hóa của mình. 

Hãy hình dung một đêm kia cách đây rất lâu tại thôn nhỏ thuộc Bết-lê-hem. Một hài nhi được sanh ra đời: không phải trên một chiếc giường êm ấm, nhưng trong một máng cỏ - chuông chiên, hiện diện chung quanh lại những sinh vật do chính Ngài tại dựng nên. Nằm đó, trong máng cỏ, nhìn Ngài cũng giống như một em bé như bất kỳ em bé nào, sinh ra trong cuộc sống hèn mọn của một gia đình nhỏ người Giu-đa. Thế nhưng lạ lùng thay, Ngài mang trong mình bản cả hai bản chất của con người và của thượng giới.

Chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời trong Đấng Christ, hòa giải thế gian với chính Ngài qua hình hài một em bé ngây thơ; bởi đức tin của một người thợ mộc trẻ; qua một Đấng Chữa Lãnh vĩ đại đầy lòng thương xót; với sự khôn ngoan của một người thầy giảng đáng kính; và qua sự khiêm nhường của một người đàn ông sẵn sàng đưa luôn má bên kia. Chúng ta nhìn thấy Ngài trên cây thập giá, mong muốn được hòa giải thế gian lại với chính Ngài.

Ngài đã xuống thế gian, nhưng thế gian đó từ chối Ngài, khinh khi Ngài; một thế gian mà Kinh Thánh ghi lại rằng “Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy” (Giăng 1:11). Đức Chúa Trời là vị Chúa như thế nào, là Đấng đã tìm kiếm và cứu những ai lạc mất, là Đấng yêu kẻ thù nghịch mình, là Đấng luôn luôn im lặng trước mặt những kẻ tấn công, sỉ nhục Ngài.

It is through His Word that we find the keys to reconciliation with one another.

Đây chính là một Đức Chúa Trời, Đấng luôn mong mỏi được làm hòa lại với chúng ta. Đó là những gì Ngài mong muốn – hơn tất cả mọi thứ khác. Ngài mong ước chúng ta được ở cùng với Ngài – không chỉ ở trong tương lai, mà từ bây giờ.

Hòa Giải Ngay Bây Giờ Công việc hòa giải của Ngài không phải kết thúc tại cây thập tự - nó vẫn còn tiếp tục , khi Ngài làm việc trong đền thánh ở trên trời với tư cách là thấy tế lễ thượng phẩm cho chúng ta, cầu thay cho chúng ta trong nơi chí thánh, và dùng chính huyết của Ngài để cầu thay cho chúng ta. 

Ngay lúc này đây khi chúng ta đang nói, Đấng Christ cũng đang tham gia vào chức vụ quan trọng này cách hăng hái. Thật tuyệt vời thay khi biết được rằng Đức Chúa Trời của toàn vũ trụ, là Đấng đã sẵn sàng hạ mình xuống để đến trong thế gian này, chịu lấy những sự thử thách và đau khổ của chúng ta, cũng chính là Đức Chúa Giê-su, Đấng hiện nay đang thực hiện chức vụ thầy tế lễ thượng phẩm và người biện hộ cho chúng ta trong đền thánh thật ở trên trời.

Chúng ta đọc trong Hê-bơ-rơ 4:15, “Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội.” Thật tuyệt vời làm sao khi Đấng Cứu Thế của chúng ta có thể hiểu được chúng ta hoàn toàn như thế. Và có lẽ đó là lý do tại sao cách da6y 2,000 năm Ngài đã cầu nguyện, không phải chỉ cho các môn đệ của Ngài mà thôi, nhưng cũng cho chúng ta khi Ngài cầu xin Cha của Ngài rằng “xin gìn giữ họ trong Danh Cha, là Danh Cha đã ban cho con, để họ cũng hiệp làm một như chúng ta vậy” (Giăng 17:11).

Những Chìa Khóa Đến Với Sự Hòa Giải Đức Chúa Giê-su nhận thấy rằng không những chỉ cần phải cho chúng ta được hòa giải với Ngài, mà sự hòa giải đó sẽ không trọn vẹn trừ khi chúng ta cũng hòa giải với anh chị em chúng ta. Đó là lý do tại sao Ngài đã ban cho chúng ta “chức vụ giảng hòa” (2 Cô-rinh-tô 5:18). Chúng ta được kêu gọi đến với chức vụ đặc biệt này, và Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sức mạnh qua “đạo giảng hòa” của Ngài (câu 19), và đó là Kinh Thánh. Chính nhờ Lời của Ngài mà chúng ta tìm thấy những chìa khóa để có được sự hòa giải với anh chị em mình – xưng tội, thứ tha, hy vọng và được chữa lành. Dù chúng ta hiện nay đang đối đầu với bất cứ khó khăn, nghịch cảnh, tranh cãi, hoặc thất vọng nào, Chúa cũng có cách để hòa giải và để hiệp một những kẻ tin theo Ngài. 

Cuộc sống khiêm nhường nhưng tập trung của Ngài, chức vụ vô vị kỷ của Ngài với những người chung quanh, sự hy sinh diệu kỳ của Ngài, là những tấm gương cho chúng ta, khuyến khích chúng ta cũng nên gạt sang qua một bên những gì có thể ngăn cản chúng ta đến với việc được hòa giải với Ngài và với anh chi em chúng ta. 

Mới Luôn Mỗi Ngày Tình yêu thương mà Đấng Christ tỏ ra cho chúng ta quả thật tuyệt diệu thay, và đây chính là thời điểm tuyệt vời để tưởng nhớ đến sự giánh sanh và món quà hòa giải của Ngài. Tuy nhiên, khi không khí ấm áp của mùa giáng sinh phủ tràn trên chúng ta ngày hôm nay, rồi khi tháng Một đến, sau khi những sự hân hoan của các lễ lộc qua rồi, khi một năm mới bắt đầu thì mọi chuyện sẽ như thế nào? Đức Chúa Giê-su đã nói với chúng ta rằng, “Nầy, Ta làm mới lại hết thảy muôn vật” (Khải 21:5), và phép lạ đó của sự tái sáng tạo, của sự hòa giải không phải chỉ giới hạn trong mùa giáng sinh. Đó là món quà được ban cho cách nhưng không, và ban cho chúng ta mỗi ngày. “Sự nhân từ của Đức Giê-hô-va” “được làm mới luôn mỗi buổi sáng,” tiên tri Giê-rê-mi đã viết “Sự thành tín Ngài là lớn lắm” (Ca-thương 3:22, 23).

Làm sao chúng ta có thể chắc chắn được rằng sự hòa giải mà Đấng Christ ban cho là thật, 24/7 (24 tiếng mỗi ngày và 7 ngày trong tuần), suốt cả năm dài cho mỗi một người trong chúng ta? Bằng cách giữ mối liên lạc với Ngài qua “Lời hòa giải của Ngài,” là Kinh Thánh; và bằng cách thiết lập mối quan hệ với Ngài qua lời cầu nguyện, thông công của chúng ta. Khi chúng ta dành thời giờ để đọc và nghiên cứu Lời của Chúa, chúng ta sẽ trở nên quen thuộc hơn với những phương cách của Ngài. Và khi chúng ta đi theo gương của Ngài, chúng ta sẽ trở nên càng giống Ngài hơn, và mang trên mình chức vụ hòa giải.

Cũng như lời tiên tri phán bảo rõ ràng về sự đến lần thứ nhất của Đấng Christ, chúng ta cũng có thể qua những lời tiên tri chắc chắn trong những sách của Đa-ni-ên và Khải-huyền, để nhận biết rằng thời gian đến lần thứ hai của Ngài đã gần kề. Những lời tiên tri trong các sách này liên qua đến những sự kiện lớn và chính xác được báo trước từ nhiều thế kỷ trước cũng đã được ứng nghiệm.

Hướng Về Tương Lai Với Niềm Hy Vọng Giờ đây, năm 2012, khi chúng ta nhìn lại trong quá khứ và thấy những lời tiên tri ứng nghiệm theo từng thời điểm đúng lúc, chúng ta cũng có thể hướng về tương lai với niềm hy vọng lớn và tin chắc rằng một vài lời tiên tri còn lại chưa ứng nghiệm rồi cũng sẽ nhanh chóng được ứng nghiệm trong thời gian rất gần. Nếu anh chị em cần niềm hy vọng và sự tin chắc ấy, tôi khuyến khích anh chị em nên nghiên cứu về những lời tiên tri này, và hãy đọc quyển sách Niềm Hy Vọng Lớn của bà Ellen White. Quyển sách này sẽ làm anh chị em ngạc nhiên và truyền cảm hứng cho anh chị em. Để có thể tải xuống quyển sách này từ internet miễn phí với các ngôn ngữ tiếng Anh, Tây ban Nha, Pháp hoặc Bổ Đào Nha, cùng với phần hướng dẫn học hỏi, hãy vào trang web www.thegreathope.org. Để tìm các ngôn ngữ khác, hãy vào trang https://egwwritings.org và tìm quyển sách Thiện Ác Đấu Tranh. 

Đoàn Tụ Với Ngài Mặc dù đã hơn 2,000 năm trôi qua kể từ khi Đức Chúa Giê-su bước những bước chân của Ngài trên những con đường đầy bụi ở xứ Pa-les-tin, không có sự thay đổi nhiểu xảy ra trên đất này. Các quốc gia vẫn còn áp bức, đè nén những quốc gia khác. Người già và trẻ vẫn còn ốm đau, bệnh tật và qua đời. Tội ác vẫn còn đầy dẫy các nơi. Con người ta vẫn còn tranh giành những quyền lợi cá nhân. Bạn bè, kẻ thù, những người thân thương, vẫn luôn tranh cãi. Dù vậy, Đức Chúa Trời ngày hôm nay cũng vẫn còn là Đức Chúa Trời của ngày hôm qua. Ngài vẫn còn ở trong Đấng Christ, giang cánh tay Ngài ra để hòa giải, chữa lành những vết thương đau, hoàn thiện con người, và ban cho mỗi một người trong chúng ta cơ hội để có thể được đoàn tụ lại, hiệp lại với Ngài. 

Rồi sẽ có một ngày không xa, các thiên sứ lại sẽ xuất hiện trên bàu trời, cũng như họ đã từng cách đây rất lâu tại thôn nhỏ Bết-lê-hem – và lần này không phải để đưa tin về sụ giánh sinh của một hài nhi, nhưng để hộ tống vị Vua trong sự hiển vinh của Ngài, đến để đón sân sự của Ngài về nhà. 
 

 

(Theo Adventistworld.org)
Chia sẻ Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment