Tìm họ - Giữ họ

Tôi đã từng lạc mất mà nay tìm lại được



Phép báp-têm là một phần nổi bật trong đời sống của một cá nhân và của cộng đồng Hội Thánh lớn hơn.

Đó là một lời chứng công khai về việc chấp nhận Đức Chúa Jêsus Christ như là Đấng Cứu Chuộc cá nhân và sự hứa nguyện đi theo lẽ thật Kinh Thánh. Đó cũng là một biểu tượng của một phương hướng mới trong đời sống và trên thực tế mang ý nghĩa rằng giờ đây người đó là một chi của thân thể Đấng Christ và Hội Thánh Ngài (Ê-phê-sô 1:22, 23; 1 Cô-rinh-tô 12:13). Qua Hội Thánh, có một sự dự phòng phong phú cho việc dạy dỗ, củng cố, bảo vệ và tổ chức những người đi theo Đức Chúa Jêsus—để họ sẵn sàng hoàn thành sứ mạng của Đức Chúa Trời. Đó là một sự hứa nguyện trọn đời chớ không phải là thử nghiệm.

Thật bối rối làm sao khi chúng ta nghe về các tín hữu của Hội Thánh, thân thể của Đấng Christ, bỏ đạo, trở nên thụ động hoặc đơn giản biến mất. Nhưng đó đúng là những gì đang xảy ra với một số lượng đáng kể tín hữu của chúng ta. Trong một vài năm qua, Giáo Hội chúng ta đã thực hiện việc tu bộ tín hữu, so sánh con số tín hữu được liệt kê với con số tín hữu thật sự. Một Tổng Hội của Toàn Cầu đã giảm bớt tới 240.000 tín hữu vì nhiều người đã đi đâu mất và không thể tìm thấy.1Chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời khi chúng ta tìm thấy những người mới trở lại đạo phó thác bản thân họ cho Đức Chúa Jêsus Christ và cho lẽ thật mà Ngài đã bày tỏ trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, một khi người ta gia nhập Hội Thánh, chúng ta cấp bách cần những chức vụ để giữ họ trong bầy nơi mà gia đình của Đức Chúa Trời thông công với Đức Chúa Jêsus Christ và với nhau.

Phát triển lành mạnh
Thế giới Cơ Đốc Phục Lâm hiện đang cấu trúc các hoạt động của mình xung quanh chủ đề “Hãy nói với mọi người,” tập trung vào ba yếu tố khác nhau: Thứ nhất, chúng ta muốn nhấn mạnh đến sự phát triển tâm linh, học hỏi Kinh Thánh và cầu nguyện khi chúng ta vươn lên Đức Chúa Trời. Thứ hai, chúng ta tăng cường sự làm chứng của mình đối với thế giới bên ngoài Hội Thánh—vươn ra. Cuối cùng, chúng ta đã quyết định nêu bật sự nuôi dưỡng và giữ lại khi chúng ta vươntới những anh chị em tín hữu trong Hội Thánh. Thật đáng tiếc là rất nhiều lần chúng ta lơ là trong hoạt động thứ ba này. Đây không chỉ là nan đề của riêng Cơ Đốc Phục Lâm mà cũng là của những cộng đồng Cơ Đốc lớn hơn, như nhận xét của Michael Green, một Giáo Sư thần đạo và lãnh đạo Hội Thánh nổi tiếng: “Ít có lĩnh vực nào trong Hội Thánh Cơ Đốc mà chúng ta thất bại một cách thảm hại hơn là việc chăm sóc những tín hữu mới trở lại đạo.” ”2
 
Nhu cầu nuôi dưỡng hoặc làm cho trở nên những môn đồ tận tụy và mạnh mẽ bắt đầu từ giây phút một người chịu phép báp-têm. Green nói thêm, “Người ta cần được giúp đỡ rất nhiều ở bước ngoặt này của cuộc đời họ khi họ có thể phó thác bản thân cho Đấng Christ nhưng lại rất bối rối về những gì mình đã làm và không rõ về việc phải sống thế nào như những môn đồ của Ngài trong một thế giới có rất ít thời gian cho Ngài này. Họ cần thông tin. Họ cần sự động viên. Họ cần được kéo vào trong cộng đồng của những Cơ Đốc nhân. Họ cần biết những người trong Hội Thánh. Họ cần sự giúp đỡ trong việc phát triển đời sống cầu nguyện. Họ cần đi vào thói quen thờ phượng và biết mình đang làm gì. Họ cần học lí do cho niềm hi vọng ở phía bên trong họ. Họ cần được nuôi dưỡng bởi Lời . . . Họ cần ai đó chăm sóc và giúp đỡ mình về những khó khăn ban đầu. Họ cần những gương về lối sống Cơ Đốc để thi đua. Trên tất cả, họ cần được yêu thương.3
Lyle Schaller, một tác giả khác nghiên cứu lĩnh vực quan trọng này, chỉ ra rằng Hội Thánh có khunh hướng có hai vòng tròn—một vòng tròn về thành viên và một vòng tròn về sự thông công. Qua việc gia nhập Hội Thánh, người ta ngay lập tức trở thành một phần của vòng trò thành viên. Nhưng điều này không có nghĩa là họ cũng ngay lập tức trở thành một phần của vòng tròn thông công. Trong vòng tròn thông công, mọi người đều biết rõ nhau và họ có một ý niệm mạnh mẽ về sự thuộc về nhau. Hầu hết những nhà lãnh đạo đều đến từ vòng tròn thông công. Họ nhắc đến Hội Thánh bằng cách sử dụng đại từ “chúng tôi”. Thật đáng tiếc là nhiều tín hữu không nhìn thấy bản thân mình như một phần của vòng tròn thông công, và trong một số trường hợp, thậm chí vòng tròn thành viên. Họ vẫn cảm thấy như những người ở bên ngoài mặc dù về mặt thủ tục họ là những tín hữu. Họ hay sử dụng đại từ như “họ”. Sự chuyển tiếp từ thành viên đến thông công thường bắt đầu với một lời mời đơn giản để tham gia trong những nhóm nhỏ nơi mà mọi người dự phần một cách tích cực hơn trong sự học hỏi, chia sẻ, công việc chức vụ hoặc vai trò lãnh đạo. Nghiên cứu của Schaller gợi ý rằng thật cần thiết để có sáu hoặc bảy nhóm nhỏ cho mỗi 100 tín hữu tuổi từ 13, 14 trở lên.4 Đây là một phương cách quan trọng để tiếp nhận những tín hữu mới vào trong Hội Thánh cũng như củng cố và giữ họ.
 
Vươn ra
Đôi lúc những tín hữu lâu năm bị nản lòng, chịu những lời không tử tế từ một tín hữu khác, mâu thuẫn với lãnh đạo, đối diện với khủng hoảng cá nhân hoặc bị sự cám dỗ khuất phục. Họ không còn thường xuyên tham dự các buổi nhóm và dần dần bắt đầu mất đi sự tham gia tích cực trong Hội Thánh. Điều này nên gióng lên tiếng chuông báo động và triển khai các hoạt động chức vụ với mục đích giành lại những tín hữu của “gia đình” này.

Kinh Thánh chứa đầy những ví dụ và sự thúc giục hãy tìm kiếm những người bị trôi giạt khỏi cộng đồng của đức tin. Các tiên tri đầy dẫy những sự khẩn khoản yêu cầu dân Y-sơ-ra-ên hãy quay trở lại cùng Đức Chúa Trời. “Bây giờ cũng hãy hết lòng trở về cùng Ta, kiêng ăn, khóc lóc và buồn rầu” (Giô-ên 2:12; Ô-sê 12:6; 14:1; Nê-hê-mi 1:9; 2 Sử-ký 30:9).5 Giê-rê-mi viết: “Hỡi con cái bội nghịch, hãy trở lại! Ta sẽ chữa sự bội nghịch cho” (Giê-rê-mi 3:22). Cả sách Hê-bơ-rơ là một sự kêu gọi những Cơ Đốc nhân Do Thái không nên quay trở lại sự bất tín. “Chớ cứng lòng.” “Vậy chớ bỏ lòng dạn dĩ mình.” “Về phần chúng ta, nào phải là kẻ lui đi cho hư mất đâu, bèn là kẻ giữ đức tin cho linh hồn được cứu rỗi” (Hê-bơ-rơ 4:7; 10:35; 10:39). Đức Chúa Jêsus đã kể ba ví dụ làm nổi bật sự lạc mất—ví dụ về con chiên lạc mất, đồng bạc lạc mất và đứa con lạc mất (Lu-ca 15:1-32). Hai ví dụ đầu nhấn mạnh về tính cấp bách trong việc tìm kiếm thứ lạc mất và giành chúng lại. Ví dụ thứ ba, về đứa con lạc mất, nhấn mạnh sự nhiệt tình trong việc đón nhận lại đứa con lạc mất và những nỗ lực được thực hiện để bao gồm nó trong gia đình một lần nữa. Đứa con cố tình rời bỏ bầy tâm linh của nhà cha mình. Nhưng khi nó quay trở lại—có một sự vui mừng lớn khi nó làm điều đó! Chắc chắn là chúng ta có một mệnh lệnh từ Kinh Thánh để tìm kiếm và đón nhận những người giờ đây không còn cùng bước đi với chúng ta.

Tôi biết cảm giác của sự mất mát, tôi cảm nhận được điều đó khi nghe về những tín hữu hoặc sinh viên mà tôi đã từng dạy trước đây tại thần học viện mà giờ đây không còn là một phần của gia đình Hội Thánh nữa. Điều đó rất đau lòng và tôi van nài họ hãy quay trở lại với Đức Chúa Jêsus. Trong khi thừa nhận quyền tự do lựa chọn mà Đức Chúa Trời ban cho họ, tôi được thúc giục để đảm bảo rằng họ không rời bỏ Hội Thánh vì thiếu tình bạn hoặc sự thông công, hay vì hiểu lầm hoặc tổn thương. 

Paul Tompkins, Trưởng Ban Thanh Niên của Tổng Hội Xuyên Âu, đã nghiên cứu về những người trẻ tuổi đã trở nên thụ động trong một Hội Thánh nọ. Ông khám phá ra rằng thời điểm then chốt cho các bạn trẻ quyết định ở lại trong Hội Thánh hay rời bỏ nó là trong khoảng 15 đến 20 tuổi. Các bạn bè là lí do hàng đầu tại sao những bạn trẻ thích đi nhóm. Một số cho biết rằng những thái độ chỉ trích và có đầu óc hẹp hòi của các tín hữu lớn tuổi đã khiến họ quyết định rời bỏ Hội Thánh.6Khi Tompkins tương tác với những bạn trẻ mà giờ đây không còn tham gia Hội Thánh nữa, ông khám phá ra rằng 90% trong số họ vẫn xem mình là Cơ Đốc nhân. Khoảng 50% cảm thấy rằng một ngày nào đó họ sẽ quay trở lại Hội Thánh của thời thanh niên mình. Chỉ 1/3 những thanh nhiên thụ động này chịu báp-têm, ám chỉ rằng họ đã không được môn đồ hóa tốt trong suốt giai đoạn họ vẫn còn liên quan với Hội Thánh. Tompkins kết luận, “Thật cấp bách để chăm sóc những người thụ động và đừng làm ngơ trước sự trôi dạt của họ.”
 
Chúng ta có thể làm gì?
Ủy ban Nuôi Dưỡng và Giữ Lại của Giáo Hội đang nghiên cứu những ý tưởng để giúp các Hội Thánh và tín hữu để trở nên hiệu quả hơn trong việc “vươn tới” những người đã trở nên hoặc đang trong quá trình trở nên thụ động. Một trong những phương cách đơn giản nhưng hiểu quả để vươn tới là thăm viếng những người không còn đi nhóm nữa. Đó là chiến lược căn bản của một trong những nhà truyền giáo hàng đầu của Giáo Hội chúng ta, người đang chú trọng vào việc vươn tới những ‘đứa con hoang đàng’. Fordyce Detamore thăm viếng, rồi thăm viếng và lại thăm viếng những người đã rời bỏ. Những chuyến thăm viếng của ông đã đem nhiều người trở lại. Đây là một việc không sự huấn luyện đặc biệt hoặc nghiên cứu cao siêu gì. Nó chỉ đòi hòi một liều lượng lớn của tình yêu, sự kiên nhẫn và khả năng lắng nghe. 

Sự thông công nhóm nhỏ là một phương cách đương thời để nuôi dưỡng sự tương tác và tình bằng hữu. Đây là thể là những nhóm học hỏi, nhóm chia sẻ hay nhóm hành động. Mỗi người mới trở lại đạo cần ít nhất bảy tình bạn trong Hội Thánh nếu như người đó muốn được hòa mình tốt vào trong Hội Thánh. Mục tiêu ưu tiên của sự thông công nhóm nhỏ là phát triển những mối quan hệ và xay dựng sự tin tưởng với những người mới trở lại đạo hoặc với những người đang/đã trở nên thụ động. 

Bên cạnh những mối quan hệ này, người ta cần phải dự phần vào trong đời sống của Hội Thánh. Họ phải được giao trách nhiệm. Sự tham gia của họ trong một chức vụ sẽ nuôi dưỡng sự hứa nguyện và sự gắn bó chặt chẽ với Hội Thánh. 

Có nhiều nguồn tư liệu mới như các công cụ để nuôi dưỡng sự môn đồ hóa trong vòng những tín hữu mới trở lại đạo. Một tài liệu với tên gọi “Phát triển những môn đồ kết quả,” được Ban Sa-bát của Toàn Cầu Tổng Hội soạn thảo.7 Một sáng kiến khác, được gọi là “Những Hội Thánh của sự ẩn náu,” được phát động bởi Trung Tâm Truyền Giáo Thanh Niên.Nó tìm cách để nuôi dưỡng những cộng đồng tâm linh an toàn, yêu thương và chấp nhận để chào đón các bạn trẻ. Một giáo trình với tên gọi, “Môn đồ hóa, nuôi dưỡng và giành lại,” sẽ được mở ra trong nhiều trường đại học và thần học viện của chúng ta để giúp những Mục Sư, Lãnh Đạo Hội Thánh tương lai và các tín hữu nhận thức về nhu cầu, các chiến lược và nguồn tư liệu trong lĩnh vực này.9 

Và khi chúng ta bắt đầu lưu ý đến những người đã rời bỏ, bà Ellen White có những lời thục giục và động viên này cho chúng ta. “Hãy tìm kiếm [những đứa con hoang đàng], những người đã từng biết tôn giáo là gì và cho họ sứ điệp về sự nhân từ. Câu chuyện về tình yêu thương của Đấng Christ sẽ chạm đến tấm lòng của họ. Đấng Christ kéo con người đến với Ngài với mối dây mà Đức Chúa Trời đã thả từ thiên đàng xuống để cứu rỗi nhân loại.”10 Thật là một đặc ân để thoáng nhìn sự vui mừng làm đầy dẫy cả thiên đàng khi một đứa con hoang đàng của chúng ta quay trở về.
 
1 Part of this number was influenced by failure to update records of people who had died. Others had moved away and joined another Adventist church by profession of faith or rebaptism, resulting in duplicate records.
Michael Green, Evangelism Through the Local Church:  A Comprehensive Guide to All Aspects of Evangelism (Nashville: Thomas Nelson, 1992), p. 292.
Ibid., p. 293.
4 Lyle E. Schaller, Assimilating New Members (Nashville: Abingdon, 1978), pp. 67-98.
5 All Scripture quotations in this article are from the Holy Bible, New International Version. Copyright © 1973, 1978, 1984, 2011 by Biblica, Inc. Used by permission. All rights reserved.
6 Paul Tompkins, “Never Give Up,” Leadership Development Journal, Trans-European Division (May 2012), summarizing conclusions from his D.Min. research; idem, “Bringing Home Our Adventist Prodigals:  A Strategic Plan to Reclaim Youth in the Trans-European Division” (D.Min. project, Andrews University, 2009).
Visit www.growingfruitfuldisciples.com for more information.
8 Check these Web sites: www.cye.org/cor/about.html. For Europe: www.churchofrefuge.eu/. Facebook page:http://www.facebook.com/CYECOR.
9 Additional resources devoted to reclaiming ministries include the following two Web sites, which are independently funded but staffed by Adventist members:  www.creativeministry.org/article/67/store/reconnecting-ministries, part of CreativeMinistry, reflecting the work of Paul Richardson and others. Operation Reconnect is a Web site operated by Mike Jones. Jones went through his own experience of leaving the church and coming back. The site lists books, DVDs, a blog, and other ideas and resources, and can be found at www.reconnectnow.org.
10 Ellen G. White, in General Conference Bulletin, Apr. 12, 1901. Ellen White used the commonly employed word “backsliders.” Today this word is considered offensive and is avoided.
 


 
(Theo Adventistworld.org)
Chia sẻ Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment