Dịch Giả Kinh Thánh

Nhiệm vụ dịch Kinh Thánh ra tiếng Nga hiện đại là khó khăn nhưng xứng đáng 
 

 
Trên tầng ba của tòa nhà văn phòng của Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm Sligo ở Công Viên Takoma, thuộc bang Maryland, trong một gác mái tường tô trắng nhỏ xíu có ba cửa sổ, ông Mikhail Kukalov đang trau chuốt thơ ca pha trộn giữa quá khứ với tương lai. 

“Nhiệm vụ của dịch giả có thể được so sánh với một nhạc sỹ soạn lại một đoạn nhạc vi-ô-lông cho đàn ghi-ta. Một góc bàn phủ đầy những quyển sách và Kinh Thánh đang mở ra, một cái đèn, những thiết bị văn phòng rải rác, một chiếc máy tính xách tay mở, và một máy iPad 2 trong bao đen. Vị giáo sư triết học rời trường Đại Học Cơ Đốc Washington năm năm để kiểm tra bản dịch Kinh Thánh tiếng Nga. Ông hy vọng nó sẽ hữu ích cho việc thờ phượng tập thể và phần nghiên cứu về lòng sốt sắng cá nhân.

“Khi chúng tôi gặp những thành ngữ và đoạn, chúng tôi đọc lớn lên để xem nó có chứa đựng nhịp điệu của bản gốc hay không,” ông lưu ý. “Sáng nay tôi xem lại sách Giê-rê-mi 51: 15 trong bản King James. Ông chăm chú nhìn vào câu Kinh Thánh, và với cánh tay minh họa, chỉ đạo một dàn đồng ca từ ngữ tuôn trào ra một cách du dương: “Chính Ngài là Đấng đã lấy quyền năng mình dựng nên đất, lấy sự khôn ngoan mình lập thành thế gian, lấy sự sáng suốt mình giương các từng trời ra.” (Giê-rê-mi 51: 15), ông đọc bằng cả đỉnh cao âm nhạc.

Mục đích, ông cho biết, là tìm ra những câu chữ thích hợp nhất để bày tỏ ý nghĩa của tiếng Hê-bơ-rơ gốc và làm cho phù hợp với những câu từ tiêu biểu của văn hóa Nga hiện đại. “Kinh Thánh được viết trong thời gian 1000 năm, và từ đó đến nay ngôn ngữ đã thay đổi,” theo lời của ông Kukalov, người đã học ở Đại Học Newbold thuộc Anh, thần học viện Cơ Đốc Phục Lâm ở Michigan và Đại Học Hội Thánh Đấng Christ thuộc Đại Học Oxford, nơi đây ông hoàn tất học vị Tiến sỹ Tâm Lý về thần học. “Giữ sắc thái ngôn ngữ trong tâm trí thì rất quan trọng.”
 

Lời Đức Chúa Trời ở Nga: Từ văn phòng mình ở Takoma Park, bang Maryland, Hoa Kỳ, ông Mikhail Kulakov giám sát đội dịch Kinh Thánh ra tiếng Nga hiện đại.
Đó là lý do tại sao ông cùng mười hai dịch giả khác, một số sống tại những vùng cách tám múi giờ ở Nga, nghiên cứu, ghi chép, dò xét một cách cẩn thận mỗi câu. “Chúng tôi phải trở về và tìm tiếng Hê-bơ-rơ gốc, nghiên cứu những định nghĩa của mỗi thuật ngữ, tra cứu dữ liệu văn chương Nga để xem những nhà văn tài ba nhất sử dụng cách viết dài dòng trong những văn cảnh thích hợp và sát nghĩa nhất,” ông chia sẻ. “Chúng tôi chọn một cái biến thể, gác lại đó, xem xét trong sự cầu nguyện cẩn thận, rồi gởi nó đến chuyên gia tâm lý nghiên cứu ngôn ngữ về cú pháp, văn phong, tập quán – những người có thể nói cho chúng tôi biết nó nghe có vẻ như tiếng Nga trong sáng, tự nhiên, hoàn chỉnh và sát nghĩa nhất với ngôn ngữ gốc.

Và như thế chúng tôi chuyển thành ngữ qua thành ngữ, câu qua câu, đoạn qua đoạn, chương qua chương, sách qua sách, năm qua năm. Quá trình này mất hơn hai thập kỷ, để cuối cùng đội đã hoàn thành và xuất bản sách Thi Thiên cùng Tân Ước (2002); ngũ kinh Môi-se, được biết đến như là Pentateuch (2009); Đa-ni-ên và mười hai tiểu tiên tri (2011), toàn bộ các dự án được dẫn dắt bởi thành viên sáng lập thứ mười bốn của đội dịch thuật, cha của Kukalov, là người tiêu biểu, và ông Mikhail Petrovich Kukalov con. Nói về cái chết của cha mình năm 2010 và tiếp tục giấc mơ dịch Kinh Thánh của ông là một “trách nhiệm nặng nề” mà người con vào lúc ấy nhận ra sự cảm động tràn ngập.
 
Di sản giá trị
Theo ông Guillermo Biaggi, hội trưởng của Tổng Hội Á Âu (ESD), ông Mikhail Kulakov cha đã có giấc mơ này hai mươi hai năm rồi. “Là hội trưởng đầu tiên của tổng hội Á Âu, ông muốn dịch Kinh Thánh trọn bộ ra ngôn ngữ hiện đại, nhưng bản dịch Kinh Thánh tiếng Nga hiện tại đã hơn 130 năm,” ông cho biết.

Ông Biaggi, hiện là hội trưởng tổng hội nhà Kulakov, ngồi trong văn phòng trên tầng thứ nhất của trụ sở tổng hội bốn tầng ở Mat-xcơ-va. Ông Biaggi, thư ký điều hành Volodymir Krupskyi, thư ký Brent Burdick chăm lo công việc giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm ở 13 quốc gia bao gồm Nga, Moldova, Bê-la-rút, U-crai-na và Áp-ga-nix-tan. Những quốc gia này che phủ một diện tích lớn nhất trong số 13 tổng hội thế giới. “Chỉ riêng Nga thôi đã chiếm 9 múi giờ,” ông Biaggi nói và chỉ lên tấm bản đồ đóng khung lớn trên bức tường văn phòng ông. Tổng hội Á Âu có 137.000 tín đồ trên 315 triệu dân.

Mặc dù hội thánh mà ông Biaggi dẫn dắt là ví dụ điển hình về khả năng phục hồi mau chóng, hiện họ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới: trào lưu hậu hiện đại. Chúng ta đã từng chia sẻ tài liệu đọc, nhưng hiện nay người ta dành nhiều thời gian hơn trên Internet,” ông giải thích. Ông nói về việc đi hệ thống tàu điện ngầm lớn lao ở Nga, một khu vực có 15 triệu người, nhiều người chống chọi với tật nghiện rượu, bị bạo hành trong gia đình, thuốc lá, nghiện ngập hay trống vắng. “Họ tìm kiếm một điều gì đó, và chúng ta có câu trả lời.” Ông thừa nhận. “Chúng tôi hứa nguyện mang phúc âm hy vọng này đến với họ.”

Ở tại Thần Học Viện và Học Viện Zaoksky thuộc tổng hội cách Mat-xcơ-va 70 dặm về phía Nam, một số dịch giả đang làm việc với ông Mikhail Kulakov. Vào tháng Năm, ông Biaggi, 9 vị hội trưởng liên hiệp hội, chủ tịch nhà xuất bản và những nhà lãnh đạo khác thuộc tổng hội Á-Âu rộng lớn đã họp ban Học Viện Dịch Kinh Thánh. Ông Kukalov, người giúp thành lập Thần Học Viện Zaoksky vào những năm 1990, tham dự với những thành viên trong ban Weymouth Spence, hiệu trưởng Đại Học Cơ Đốc Phục Lâm Washington(WAU); và ông Zack Plantak, trưởng khoa thần học của trường WAU.

Trong bài báo cáo của mình, ông Kulakov chia sẻ thể nào công việc tỉ mỉ của nhóm dịch thuật đang kéo những bài phê bình mang tính khích lệ từ những triết gia Nga hàng đầu chuyên xem xét về nét đẹp ngôn ngữ. Ông cũng bày tỏ cách mà các chuyên gia về ngôn ngữ Kinh Thánh đã lưu ý tác phẩm mang “tính chính xác, văn phong cao cấp và uyên bác,” và điều đó khiến các học giả Chính Thống giáo đã đánh giá cao chất văn chương và uyên bác đó. Các nhà lãnh đạo, độc giả, người hiến tặng ký tên vào dự án cũng vui lòng và tham gia hoàn thành phần dịch thuật năm 2015, đúng thời hạn được phân phối tại hội nghị Toàn Cầu Tổng Hội ở San Antonio, bang Texas. “Những người đọc xong các phần này cho biết, ‘Giờ tôi có thể hiểu Lời Đức Chúa Trời,’” theo lời tường thuật của ông Biaggi, trưởng ban.

Tất cả những điều này thúc đẩy Kulakov và đội của ông tiến lên và nhóm họ xung quanh chiếc đồng hồ giữa bang Maryland, Hoa Kỳ và vùng Zaoksky của Nga. “Khi tôi đi ngủ ở đây thì bên kia trời sáng, họ bắt đầu công việc,” ông giải thích. “Và khi họ kết thúc một ngày thì buổi sáng ở đây, và tôi xem lại phần dịch sau cùng của họ.” Lúc này họ đã hoàn thành sách tiên tri Giê-rê-mi và các đại tiên tri khác, họ Skype, chat trực tuyến, gọi điện và email về những bản thảo mang tính thi ca và văn chương thông minh của Gióp, Châm Ngôn và Nhã Ca.

Trở về văn phòng ông ở tại Sligo, ông Kulakov cố gắng trình bày mạch lạc tại sao di sản của cha ông trở thành công việc để đời của mình. “Tôi bắt đầu làm việc với cha tôi từ năm 2006, và tôi không biết trong cả cuộc đời mình liệu tôi có tham gia vào bất cứ điều gì quan trọng, xứng đáng, vui mừng hay là khiêm nhường như dự án này không.

“Tôi nhớ lại khi ông dịch Sáng Thế Ký 5: 22, trong bản King James là, ‘Hê-nóc đồng đi cùng Đức Chúa Trời,’ ông cho biết. Nằm ngoài khao khát được tôn kính, các học giả Nga ở thế kỷ 19 lại chọn ‘Hê-nóc bước đi trước Chúa.’ Nhưng chịu đau đớn qua sự sỉ nhục và mất mát trong các trại lao động Joseph Stalin, cha tôi muốn các những thế hệ Nga mới kinh nghiệm một Đức Chúa Trời đứng trước cửa lòng con người, nhẹ nhàng gõ cửa, và chờ đợi có ai mời Ngài vào hay không,” ông nói, dừng lại để tập trung. Rồi lên giọng: “Ông rất muốn họ có thể có kinh nghiệm cá nhân về tình yêu thương, sự tiếp nhận, và sự khẳng định với Đức Chúa Trời, rằng trong trường hợp hiếm hoi này, có lẽ là gạch dưới, ông bỏ bản gốc và chọn ‘Hê-nóc sống trong mối thông công mật thiết với Đức Chúa Trời.’”

Cha nào, con nấy.


 

(Theo Adventistworld.org)
Chia sẻ Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment