Mark A. Kellner
Mỗi ngày Sa-bát, một số lượng ngày càng tăng của những hội chúng Cơ Đốc Phục Lâm xuất hiện với vẻ ngoài đặc biệt: đàn ông đội mũ tròn nhỏ không vành và khăn choàng cầu nguyện, cùng với phụ nữ, đọc thuộc lòng lời cầu nguyện bằng ngôn ngữ tiếng Do Thái của tổ tiên. Nhiều phần trong các sách Ngũ Kinh, cuộn giấy da 5 quyển sách đầu tiên của Kinh Thánh—được viết bởi Môi-se—được đọc trên tòa giảng. Một hương vị Do Thái thấm đẫm trong từng nghi thức, ngay cả bữa ăn chung cũng vậy.
Và trong khi các hội chúng hoàn toàn là Cơ Đốc Phục Lâm—cũng sử dụng quyển bài học Sa-bát hằng quí (được biên tập bởi Clifford Goldstein, một người Cơ Đốc Phục Lâm gốc Do Thái) và nắm giữ cũng cùng các tín lý như các hội chúng khác trên địa cầu—có một cái gì đó khác khác ở đây. Thờ phượng một Đức Chúa Trời và Con Ngài, Đấng Mê-si, hàng chục hội chúng Cơ Đốc Phục Lâm Do Thái đang bày tỏ mối liên kết giữa những người gìn giữ ngày Sa-bát của Israel thuở xưa và nhiều người đi theo Đức Chúa Trời ngày hôm nay.
Vẫn được chọn lựa
Từ các đô thị nhộn nhịp của Buenos Aires, Argentina, đến các khu dân cư của người Mỹ gốc Do Thái ở Los Angeles, Miami và New York, đến những con đường đông đúc của Israel đông đúc—giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm đang vươn đến và nhận được những người Do Thái tin vào cả Đức Chúa Giêsu và sứ điệp ba thiên sứ. Richard Elofer, một nhân viên lâu năm trong lĩnh vực tiếp cận công đồng người Cơ Đốc Phục Lâm Do Thái, người đứng đầu Trung tâm Hữu nghị Cơ Đốc Phục Lâm Do Thái Thế Giới, có trụ sở tại Pháp, ước tính có từ 4.000 đến 5.000 người Cơ Đốc Phục Lâm Do Thái hoạt động trong Giáo Hội ngày nay.
Elofer nói với tờ Adventist Wolrd, “Tôi đã thấy một sự thay đổi to lớn. Trong những năm 1990, chúng tôi không có hội chúng Cơ Đốc Phục Lâm Do Thái nào trên thế giới; ngày hôm nay chúng tôi có 40 hội chúng, chỉ ở Hoa Kỳ đã có 25 hội chúng. Mỗi một hội chúng dăng làm công việc chứng đạo tuyệt vời cho những người Do Thái rằng Chúa Giêsu chính là Đấng Mê-si. Trước khi bắt đầu này chức vụ tổ chức này, người Do Thái đã đến nhà thờ, nhưng họ đã không ở lại; sau 3-5 năm, họ rời khỏi nhà thờ. Hôm nay chức vụ của chúng ta là thật tuyệt đến nỗi người Do Thái đã tìm thấy vị trí của mình trong nhà thờ và ở lại và tiếp tục là người Cơ Đốc Phục Lâm”.
Tại Florida, Jeff Zaremsky, một Mục Sư Cơ Đốc Phục Lâm gốc Do Thái, tập trung vào việc vươn tới những người Do Thái trong phương cách mà họ dễ dàng thông hiểu. Ông cũng làm việc với Tổng Hội Bắc Mỹ để trọng tâm vào các nỗ lực truyền giáo cho người Do Thái mà sẽ bao gồm Cuộc Phiêu Lưu Shalom trong năm 2013, một trang Web giới thiệu đến mọi người những tín lí giống nhau giữa niềm tin Do Thái và Cơ Đốc Phục Lâm.
Zaremsky nói với các đại biểu tại đại hội tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm kinh doanh và phụng sự (ASI), "Chúng tôi có những tài liệu độc đáo. Chúng tôi có hội chúng trông giống như đền thờ Do Thái [giáo đường Do Thái], và các dịch vụ được thực hiện trong một cách mà là rất thân thiện với người Do Thái."
Ông nói thêm, “Văn hóa Do Thái vẫn còn rất khác biệt, đặc biệt là khi chúng ta bước vào những chu trình tín ngưỡng. Thuật ngữ khác nhau, và còn rất nhiều thứ khác nhau nữa khiến cho nó giống như là một thứ ngôn ngữ ngoại quốc hoàn toàn”.
Cắm rễ vào lịch sử
Có những lý do phong phú cho điều này: Sau 2.000 năm của những gì mà nhiều người Do Thái gọi Kỷ Nguyên Chung, tức là, thời gian sau khi sự sống và chức vụ của Chúa Giêsu (thường được cho là Kỷ Nguyên Cơ Đốc trong giới Cơ Đốc), nhiều người Do Thái đã trở nên cảnh giác, không quan tâm đến, hoặc thậm chí thù địch đối với sứ điệp phúc âm. Không khó để hiểu lý do tại sao: sau hàng thế kỷ chống Do Thái, mà lên đến đỉnh điểm là nạn tàn sát người Do Thái trong thời Đức Quốc Xã, việc hơn 6 triệu người Do Thái cả phụ nữ, và trẻ em bị tàn sát đã làm đông lạnh nhiều tấm lòng. Đối với nhiều người Do Thái, đặc biệt là những người có năng khiếu quan sát, cái tên "Cơ Đốc giáo" là một nhãn hiệu của sự thù hận chống lại người dân của họ.
Bởi vì sự chống lại người Do Thái và những cuộc bắt bớ, nhiều cộng đồng người Do Thái trở nên tránh tiếp xúc người khác và bảo hộ chính mình; hoạt động kinh doanh với những Cơ Đốc nhân thì được, nhưng không mạo hiểm vào các vấn đề tôn giáo. Thậm chí nhiều người Do Thái tin tưởng chắc chắn rằng nếu được sinh ra một Người Do Thái, thì hãy tiếp tục làm người Do Thái cho đến hết đời, và chết trong đức tin của một người Do Thái.
Tuy nhiên, những sự cố gắng sau nạn tàn sát dân Do Thái của Đức Quốc Xã để hiệp nhất và hiểu biết gữa những nhà lãnh đạo Do Thái và Cơ Đốc đã có ích rất nhiều trong việc giảm bớt sự căng thẳng. Đồng thời, áp lực tồn tại cảu cuộc sống hiện đại đã dẫn nhiều người Do Thái vào việc tìm kiếm tâm linh: nhiều người Do Thái “thế tục” công khai mở ra co những khái niệm và thảo luận tinh thần, và do đó có tiềm năng mở cửa cho những sứ diêp Cơ Đốc Phục Lâm.
Cuộc đời của Elofer là một minh chứng cho điều này: một cậu bé Do Thái Chính Thống đến từ Morocco, ông là một thiếu niên sống tại Pháp khi gặp một gia đình Cơ Đốc Phục Lâm, những người làm bạn với ông. Họ chia sẻ cho nhau niềm tin của mình trong ngày Sa-bát và ăn thức ăn Kinh Thánh cho phép, và đọc những đoạn Kinh Thánh mà Elofer tưởng tượng rằng sẽ phải rất khác so với quyển Kinh Thánh “Do Thái” mà ông nhận được khi được công nhận là một tín hữu người lớn trong đức tin Do Thái, trong một buổi lễ gọi là bar mitzvah, nghĩa là “Con trai của những điều răn”.
Elofor rất ngạc nhiên, “Khi tôi trở về nhà, tôi mở quyển Kinh Thánh Do Thái của mình ra và thấy rằng những gì họ đọc là tương tự, và tôi thật ngạc nhiên về điều đó. Dần dần tôi chấp nhận những sự dạy dỗ này và 4 hay 5 nam sau, tôi đồng ý làm báp-tem”.
Sự cải đạo của ông đã thay đổi cả cuộc đời ông, nhưng không có gì là không phải trả giá. Elofer nói, “Vì từ một người Do Thái Chính Thống chuyển thành Cơ Đốc Nhân, giống như là chết đi vậy; đó là lý do tại sao cha tôi nguyền rủa tôi, và tôi đã không gặp ông trong khoảng 8 năm. Ngày nay bố mẹ tôi sống ở Israel, và bố tôi vẫn là một tín đồ Do Thái giáo mạnh mẽ như ông đã từng là trong suốt 30 năm; ông đến đền thờ Do Thái giáo mỗi ngày để cầu nguyện. Chúng tôi có thể nói chuyện với nhau, nhưng không phải về tôn giáo”.
Elofer, người đang giữ chức vụ hội trưởng giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm tại Israel trong 15 năm, nói rằng hoàn cảnh bây giờ khác xa so với những năm đầu: “Sau khoảng 100 năm có mặt tại Palestine/Israel chúng ta chỉ có 50 tín hữu. Ngày nay, có hơn 1000 tí hữu, với 25 địa hạt, và phần đông tín hữu là người Israel”.
Sự Kết Nối Cơ Đốc Phục Lâm
Nhiều người trong số các tín hữu đó đã đến Jerusalem và Sa-bát, 16/6/2012, để nghe sứ điệp từ ông Ted N.C. Wilson, chủ tịch Toàn Cầu Tổng Hội giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm.
Buổi thờ phượng sáng Sa-bát đi theo khuôn mẫu của nhiều mô hình thờ phượng trên thế giới, được thêm vào những bài hát tiếng Hê-bơ-rơ, và thông báo và bài giảng được phiên dịch ra tiếng Nga, một ngôn ngữ được nói bởi rất nhiều người trong hội chúng. Cả ông Wilson và Julio Mendez, thư ký thủ quỹ của Địa Hạt Isreal, đều nhờ Oleg Elkine phiên dịch tiếng Anh của họ sang tiếng Nga, mặc dù ông Wilson đã có 2 năm làm hội trưởng Tổng Hội Âu-Á, có thể nói khá tốt vài câu tiếng Nga.
Trong sứ điệp của mình, ông Wilson đề cập đến những gì đã xảy ra ở đây hơn 2,000 năm trước, và những sự liên quan đến ngày hôm nay.
Ông giải thích, “Tại một nơi rất đăc biệt trên thế giới này, Đức Chúa Jêsus đã nói với Ni-cô-đem rằng trừ khi một người được tái sanh, người ấy chẳng thể thấy nước Đức Chúa Trời. Đó là những gì chúng ta cần, và là những gì mà tất cả những người dân tại Israel cần”.
Tại Mỹ, hội chúng Cơ Đốc Phục Lâm Do Thái có thể được tìm thấy ở rất nhiều nơi, điều này không lấy làm ngạc nhiên bởi dân số người Mỹ gốc Do Thái là gần 6 triệu người. Jeff Zaremsky nói rằng hội chúng Florida của ông tuy nhỏ nhưng đang phát triển, vì những nỗ lực đặt một dấu ấn Do Thái vào sứ diêp Cơ Đốc Phục Lâm. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn, “Tôi tin rằng đây là cách hữu hiệu nhất để chia sẻ tình yêu thương của Chúa đến với những người Do Thái”.
Ông nói thêm, “Chúng tôi đã thấy những người Do Thái thật sự tham gia và phát triển trong những bước đi tâm linh của họ trong một thời gian dài, và cùng ở trong đức tin đó. Một số người chấp nhận đấng Mê-si trước tiên, và một số khác đang trở thành tín hữu”.
Cộng đồng Cơ Đốc Phục Lâm Do Thái ở Argentina là một trong những hội chúng phát triển mạnh mẽ nhất về nhiều mặt. Hội chúng có những mối quan hệ thân ái với nhiều người lãnh đạo cộng đồng Do Thái, và đã phát hành quyển sách cầu nguyện bằng tiếng Do Thái của chính mình và trật tự thờ phượng theo gương của buổi tế lễ Do Thái truyền thống. Một lần nữa, ý tưởng làm cho đức tin Cơ Đốc Phục Lâm thoải mái cho những ai có truyền thống ít tiếp xúc hoặc hoàn toàn không biết đến Cơ Đốc giáo.
"Sau hơn 10 năm, những người Do Thái không tin vào Chúa Jêsus, người Do Thái vô thần, và người Do Thái Cơ Đốc Phục Lâm là một phần của cộng đồng của chúng tôi", ông David Barzola, mục sư Cơ Đốc Phục Lâm Do Thái đã dẫn đát hội chúng Buenos Aires trong 10 năm nói. "Một số người lựa chọn để trở thành Cơ Đốc Phục Lâm, những người khác không quan tâm đến việc trở thành một Cơ Đốc Phục Lâm, nhưng nhiều người nghĩ rằng trở thành một người vừaCơ Đốc Phục Lâm vừa Do Thái không phải là không phù hợp. "
Việc tiếp cận cộng đồng người Do Thái ở Argentina cũng rất cần thiết, ông nói. "Cộng đồng của chúng tôi tìm kiếm các mối quan hệ tốt với các cộng đồng người Do Thái ở Argentina. Chúng tôi không muốn bị tách biệt, chúng tôi muốn xây dựng cầu nối. Vì vậy, chính quyền cộng đồng Do Thái, giáo sĩ Do Thái và các quan chức Cơ Đốc Phục Lâm ghé thăm chúng tôi và tham gia vào các hoạt động của chúng tôi”.
Sự Tiếp Cận Trong Tương Lai
Còn về tương lai thì sao? Việc không ngừng tiếp cận được cam đoan, đặc biệt là 1,6 triệu người Do Thái đang ở trong và xung quanh thành phố New York, nơi mà Đại hội đồng đang dẫn đầu một nỗ lực truyền giáo trọng đại vào năm 2013. Zaremsky nói với khán giả ASI ông sẽ tham gia vào việc tiếp cận cộng đồng Do Thái bằng việc xây dựng các trung tâm y tế và những nỗ lực khác.
Elofer đã nói rằng một điều rất quan trọng là hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm cần phải biết tiếp đón những người tin kính Do Thái. “Chúng ta không nên nghi ngờ những người Do Thái khi họ muốn trở thành người Cơ Đốc Phục Lâm – chúng ta cần phải tin tưởng họ”, Elofer đã nói. “Họ chính là những người Cơ Đốc trung tín và trung tín với hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm cũng như những lịch sử của giáo hội. Tuy nhiên, họ có cách riêng của mình để trở thành người Cơ Đốc và họ có cách riêng để thờ phượng Đức Chúa Trời theo như nét văn hóa truyền thống riêng của họ.”
Mark A. Kellner, một người Do Thái tin vào Đức Chúa Jêsus, làm công việc phóng viên tin tức cho tạp chí Adventist World và Adventist Review.
(Theo Adventistworld.org)
Blogger Comment
Facebook Comment