Eliezer Gonzalez
I nhớ những ngày hè dài khi tôi lớn lên tại nước Úc. Đó là những ngày mà khi trải qua một ngày tại bờ biển trở nên có vẻ như dài bất tận trong niềm ngây ngất, hạnh phúc cát và lướt ván. Những ngày dường như không bao giờ kết thúc. Nhưng trên thực tế, những ngày đó đã kết thúc. Tôi còn nhớ cái cảm giác thất vọng khi chúng tôi cuối cùng cũng phải leo lên xe và đi trở về nhà. Tôi học được điều đó khi tôi lớn lên và nhìn thấy những món đồ chơi tôi yêu thích bị hư, bị vỡ, tình bằng hữu kết thúc và ngay cả những người tôi yêu mến qua đời, chúng ta học cách đau đớn về sự thật hiển nhiên rằng tất cả những điều tốt đẹp rồi cũng sẽ có lúc kết thúc.
Hãy Đợi Một Chút
Nhưng đó là sự dối trá! Đừng tin vào điều đó! Chúa đảm bảo với chúng ta rằng đến cuối cùng, Ngài sẽ làm cho những điều tốt đẹp tồn tại mãi mãi; và những gì có thể làm cho chúng ta đau buồn, tổn thương sẽ biến mất, không còn tồn tại nữa. Ngày ấy sẽ đến khi lời hứa của Chúa được ứng nghiệm, và Chúa “sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi” (Khải 21:4). Dân sự của Đức Chúa Trời sẽ sống với sự “vui vẻ vô cùng” (Ê-sai 35:10). Điều này có vẻ trái ngược với những quy luật tự nhiên của vạn vật mà chúng ta kinh nghiệm qua trong cuộc sống ngày nay, vì thế câu hỏi thông thường là “Chúa sẽ làm điều này như thế nào? Làm sao Chúa có thể chấm dứt hết mọi tội lỗi và bảo đảm rằng sự vui mừng sẽ ngự trị trên toàn vũ trụ mãi mãi?”
Đây Là Cách
Chúa cho chúng ta biết rằng trong lần đến thứ hai, các thánh đồ trung tín của Chúa, là những người đã ngủ trong Ngài sẽ được phục sinh (1 Tê 4:16). Chúa gọi điều này là “sự phục sinh thứ nhất” (Khải 20:6; Giăng 5:29), và Ngài gọi những người tham dự trong sự phục sinh này là những người được “phước và thánh” (Khải 20:6). Tất cả chúng ta đều có thể dự phần vào sự phục sinh này bằng cách giữ lòng trung tín với Đức Chúa Giê-su và với Lời của Chúa (câu 4). Cũng trong sự đến lần thứ hai của Chúa Giê-su, tội nhân và những việc gian ác tội lỗi sẽ bị thiêu đốt (2 Phi-e-rơ 3:10; Khải 19:20, 21). Các thánh đồ được phục sinh sẽ cùng cai trị với Đức Chúa Giê-su trên thiên đàng trong 1,000 năm (Khải 20:4, 6). Trong khoảng thời gian này, Đức Chúa Giê-su sẽ cho phép những người được cứu xem xét lại các công việc về tình yêu thương của Ngài qua cuộc đời của tất cả nhân loại, và tất cả các câu hỏi thắc mắc của họ sẽ được Ngài trả lời (câu 4).
Khi kết thúc thời gian 1,000 năm, Đền Thánh, thành Giê-ru-sa-lem mới, sẽ được mang từ trên trời xuống đất cùng với những người được cứu (Khải 21:1, 2). Vào lúc này, những kẻ gian ác đã chết sẽ được làm cho sống lại. Đây là sự phục sinh lần thứ hai, và số những người tội lỗi, gian ác gia tăng “đông như cát bờ biển” (Khải 20:8). Bấy giờ, Sa-tan được “thả ra khỏi ngục” (câu 7), và tụ tập những kẻ gian ác vừa được phục sinh để chuẩn bị cho đợt tấn công cuối cùng chống lại Đức Chúa Trời và dân sự Ngài (câu 8). Tôi thường tự hỏi mình rằng tại sao Sa-tan còn cố gắng để làm gì. Nhưng khi tôi lớn lên, và nhìn thấy nhiều điều gian ác, tội lỗi hơn, tôi nhận biết được rằng đó là bởi vì khi Chúa không hiện diện trong cuộc sống này, ma quỷ đã làm những việc mà nó thường hay làm, đó là tấn công những điều gì tốt lành.
Đây chính là giai đoạn cuối cùng của cuộc phán xét, trước ngai lớn của Chúa (câu 11, 12). Trước toàn thể vũ trụ, một lần nữa tình yêu thương và sự hy sinh của Đức Chúa Giê-su được bày tỏ ra, và sự sống của tất cả những ai từ chối sự cứu rỗi của Ngài sẽ được xét đoán. Khi toàn thể vũ trụ nhìn thấy tình yêu thương và sự công bình của Đức Chúa Giê-su, đó chính là lúc “nghe đến danh Đức Chúa Giê-su, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều [sẽ] quỳ xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Giê-su Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha” (Phi-líp 2:10, 11). Đức Chúa Giê-su đã nhận được sự thờ phương của vũ trụ, nhưng giờ đây, từng người một, cả những tội nhân cũng sẽ quỳ cúi đầu và cho đến khi Sa-tan, cuối cùng, chính nó cũng phải quỳ gối xuống trước mặt Đức Chúa Giê-su.
Sau khi toàn thể vũ trụ lớn nhận biết về tình yêu thương và sự công bình của Đức Chúa Giê-su, tội lỗi và các tội nhân sẽ bị hủy diệt đời đời (Khải 20:9, 10). Đây là sự chết lần thứ hai, mà sẽ không hề có cự phục sinh nào sau đó; đó là sự chết vĩnh cửu. Tội lỗi và những kẻ phạm tội sẽ hoàn toàn chấm dứt, không còn tồn tại nữa.
Sự Sáng Tạo Mới
Giờ đây khi “những sự thứ nhất đã qua rồi” (Khải 21:4), Chúa tuyên bố rằng, “Nầy, ta làm mới lại hết thảy muôn vật” (câu 5). Chúa ban cho chúng ta sự đảm bảo của riêng chính Ngài rằng Ngài sẽ làm điều đó khi nói với sứ đồ Giăng rằng, “Hãy chép, vì những lời này đều trung tín và chân thật” (câu 5). Đó chính là về đất mới này, sự sáng tạo mới này, mà sứ đồ Phao-lô đã viết rằng, “Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng người chưa nghĩ đến nhưng Đức Chúa Trời đã sắn sãn điều ấy cho những người yêu mến Ngài” (1 Cô-rinh-tô 2:9).
Những cách mà sứ đồ Giăng miêu tả về đất mới chỉ là sự cố gắng hết sức của ông sử dụng những từ ngữ của loài người nói về những điều mà hầu như hoàn toàn không thể nào diễn tả được bằng ngôn ngữ của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta có thể tin chắc rằng những sự miêu tả tuyệt vời trong Khải Huyền 21 và 22 sẽ đến lúc được hoàn thành. Trái đất này sẽ cai quản và là thủ phủ của vũ trụ thuộc về Đức Chúa Giê-su Christ, và đó sẽ là nhà ở cuối cùng và thật sự cho những người được cứu. Có lẽ, lời hứa vui vẻ nhất của tất cả mọi điều này chính là chúng ta sẽ được “nhìn thấy mặt Ngài” (Khải 22:4). Sẽ không còn hình ảnh, không còn những ẩn dụ, không còn những biểu tượng – chỉ có Đức Chúa Giê-su.
Đối với tôi, những lời kết trong quyển Thiện Ác Đấu Tranh đã nói rất đúng: “Sự tranh đấu lớn đã kết thúc. Tội lỗi và tội nhân không còn nữa. Toàn thể vũ trụ đã được thanh tẩy. Một âm điệu của sự hòa hợp và vui sướng vang lên xuyên suốt sự sáng tạo lớn. Từ nơi Đấng đã tạo dựng nên muôn vật, chảy ra nguồn sự sống, ánh sáng và vui sướng, xuyên qua các vương quốc của khoảng không vô tận, mênh mông. Từ những nguyên tử nhỏ bé nhất cho đến thế giới vĩ đại nhất, tất cả vạn vật, có sinh khí và không có sinh khí, trong vẻ đẹp đẽ rạng ngời và niềm vui mừng trọn vẹn, thảy đều bày tỏ ra rằng Chúa là tình yêu.” 2
1 All Scripture quotations have been taken from The Holy Bible, English Standard Version, copyright © 2001 by Crossway Bibles, a division of Good News Publishers. Used by permission. All rights reserved.
2 Ellen G. White, The Great Controversy (Mountain View, Calif.: Pacific Press Pub. Assn., 1911), p. 678.
Eliezer Gonzalez sống ở bờ biển vàng tại Úc cùng với vợ ông, Ana, và hai con. Ông có bằng thạc sĩ Thần Đạo và thạc sĩ về lịch sữ Cơ Đốc thời ban đầu, và mới đây có thêm bằng tiến sĩ. Tiến sĩ Eliezer có lòng đam mê về truyền giảng và sự phát triển nước của Đấng Christ.
(Theo Adventistworld.org)
Blogger Comment
Facebook Comment