Đứng Dậy

Không phải lúc nào bạn cũng cần phải làm một cái gì đó
 

 
Đứng có vẻ như khó hơn ngồi. Đứng cũng có vẻ như khó hơn khi ngã. Ngay cả việc đi bộ cũng có vẻ như dễ dàng hơn đứng. Có bao giờ bạn để ý và nhận thấy rằng khi chúng ta đi bộ thành vòng tròn, hoặc là đi tới đi lui trong phòng, từ bức tường này đến bức tường kia, rồi quay trở lại thì dễ dàng hơn rất nhiều so với việc đứng yên tại chỗ? Bạn biết rằng mình chẳng đi đến đâu cả. Ngay cả đi lên đi xuống cũng dễ dàng hơn việc chỉ đứng yên một chỗ. 

Có bao giờ bạn nghe câu nói rằng: “Đừng có chỉ biết đứng đó, làm một cái gì đi!” Nhưng làm gì là làm gì? Không cần thiết để một ai đó nói ra, chỉ biết một điều là dù làm gì cũng được, nó cũng tốt hơn là chi đứng ở đó. Chỉ Đứng yên chỗ đó thôi thì đã là vấn đề rồi. Có vẻ như có một cái gì đó không ổn với việc chỉ đứng đó, ngay cả khi bạn không biết có việc gì khách để làm ngoài chuyện đứng đó. 
 
Sự Thôi Thúc Phải Hành Động 
Cả bạn và tôi đều thắc mắc về điều đó: chúng ta đều muốn biết nguồn gốc, nền tảng của sự thôi thúc trong lòng con người ta – sự thôi thúc chúng ta phải làm một cái gì đó ngay cả khi chúng ta không biết làm gì là làm gì. Lịch sử thời cựu ước chỉ cho chúng ta thấy một thời điểm quan trọng khi sự thôi thúc trong lòng con người thúc giục họ phải phản ứng lại sự thôi thúc đó. Đó là câu chuyện của dân Y-sơ-ra-ên, khi các con cái của Áp-ra-ham được Chúa giải cứu khỏi những sự rắc rối của họ. Ngài muốn mang họ đến một nơi mà họ có thể sống tự do và sung túc. Họ phải đi ngang qua biển và họ hoàn toàn không có bất cứ phương tiện thuyền bè nào. Họ thật sự không biết phải làm gì lúc đó. Nhưng họ biết được một điều rằng họ không thể chỉ đứng ở đó. Họ phải làm một cái gì đó.

Vì vậy, họ bắt đầu rủ rê nhau quay trở lại: “Dân Y-sơ-ra-ên ngước mắt lên, thấy dân Ê-díp-tô đuổi theo, bèn lấy làm hãi hùng . . . Chúng lại nói cùng Môi-se rằng, ‘thà rằng phục dịch họ còn hơn phải chết nơi đồng vắng’” (Xuất 14:10-12).1 Điều này, dĩ nhiên, là không đúng, nhưng đó là một hậu quả của việc chúng ta cảm thấy rằng chúng ta không thể chi đứng ở đó, chúng ta phải làm một cái gì đó. Đó chính là cảm giác tạo ra sự hỗn loạn lớn đến gấp 3 lần.
 
Ba Lần Sai  
"Cuộc sống không phải là một vấn đề vật lý đầu tiên. Đây là đầu tiên và cuối cùng là vấn đề tinh thần"

Thứ nhất, chúng ta quên rằng chúng ta là ai và chúng ta thuộc về ai. Như tác giả Thi-thiên đã có lầnnhắc nhở chúng ta rằng, chính Chúa đã tạo dựng nên chúng ta (Thi 100:3). Chuyện dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên đến bên biển đỏ không phải là chuyện trúng xổ số; đó chính là sự hướng dẫn của Chúa (Xuất 6:6). Tại bên bờ biển đỏ, cũng như trước đó, dân sự đều luôn ở trong tay của Chúa. Nhưng đơn giản chỉ vì họ đánh mất đi sự tập trung của mình, không nhờ được mình là ai, mình thuộc về ai và bằng cách nào họ có thể đến được nơi mà họ đang đứng đó.

Hiện nay, mỗi người chúng ta đang đứng tại chỗ của mình, chúng ta đã đến được thời điểm này, địa điểm này như thế nào? Sách Sáng-thế-ký nói với chúng ta rằng “Ban đầu Đức Chúa Trời God . . .” (Sáng 1:1). Chúng ta cần phải nhớ đến cái ban đầu của mình. Nhưng đây không phải là điều duy nhất mà chúng ta mắc phải sai lầm khi chúng ta cứ khăng khăng rằng mình phải làm một điều gì đó. Chúng ta cũng tự lừa dối mình bởi những sự dối trá quyến rũ và phổ biến, và chúng ta tự cho rằng mình phải có trách nhiệm cho những việc mà chúng sẽ sụp đổ nếu như chúng ta không hành động. Nếu chúng ta vẫn giữ những tư tưởng dại dột như thế trong đầu mình, hãy nghĩ đến dân y-sơ-ra-ên. Vì những gì mà dân Y-sơ-ra-ên ngày ấy mong muốn là được quay trở lại kiếp làm nô lệ. 

Những suy nghĩ tương tự như thế xuất phát từ những bài dân ca tôn giáo của những người nô lệ da đen tại miền nam nước Mỹ. Một vài bài khá nổi tiếng như: “Hãy đến đây những chiếc xe ngựa êm đềm, đến và đưa chúng tôi về nhà.” “Dòng sông Giô-đanh buốt giá và lạnh lẽo, lạnh giá thể xác chứ không thể làm giá lạnh linh hồn; dòng sông Giô-đanh vừa rộng vừa sâu, nhưng bên kia lại là sữa và mật ong.” Mặc dù những bài dân ca này nghe như trên thiên đàng, nhưng những bài hát này cũng mang những dấu hiệu rất trần thế. Những ai nhọc nhằn, quần quật trong cảnh nô lệ hát những bài hát này để mang lại cho chính họ niềm hy vọng và để khích lệ anh chị em của họ. Những ai nghe các bài hát này nhận được thông điệp rằng: những người đã thoát ra được tự do sẽ trở lại để giải cứu những người nô lệ khác ra khỏi chốn địa ngục đó. Dù cho đó là nô lệ về thể xác hay thuộc linh, thì không ai mong muốn quay trở lại kiếp nô lệ. Một trong những bài hát này có câu “trước khi làm nô lệ, tôi thà rằng được chôn trong mồ mả mình!” Muốn qua trở lại làm nô lệ thật là điên rồ. Nhưng đó lại chính là sự điên rồ mà tôi đã nói đến khi tôi nghĩ rằng tôi phải làm một việc gì đó. 

Thứ ba, và mang ý nghĩa bi kịch nhất của cái suy nghĩ sai lầm này, là chúng ta hầu như từ chối không cho Chúa cơ hội làm Chúa: Hãy nghe Môi-se nói cho chúng ta những điều Chúa muốn chúng ta: “Môi-se nói cùng dân sự, ‘Chớ sợ chi! Hãy ở đó, rồi ngày nay xem sự giải cứu Đức Giê-hô-va sẽ làm cho các ngươi; vì người Ê-díp-tô mà các ngươi ngó thấy ngày nay, thì chẳng bao giờ ngó thấy nữa. Đức Giê-hô-va sẽ chiến cự cho, còn các ngươi cứ yên lặng.’” (Xuất 14:13, 14).
 
Vậy Thì, Làm Gì Bây Giờ? 
Vậy thì, chúng ta nên làm gì khi chúng ta không biết mình nên làm gì? Theo như Môi-se, câu trả lời là hãy đứng dậy! Nhưng chúng ta đang sợ. Chúng ta đã nhìn thầy những người Ê-díp-tô. Chân chúng ta đang run lên bần bật! Chúng ta muốn được ngồi xuống trước khi chúng ta ngã lăn ra bất tỉnh. Chúng ta sợ hãi và chúng ta không biết mình nên làm gì bây giờ. Vậy thì sao? Chúa muốn chúng ta làm gì? Thế này, có hai điều nhưng thật ra cũng chỉ là một: Chúa muốn chúng ta không làm gì hết; Ngài muốn chúng ta đứng.

Trong Cựu Ước, bảng dịch tiếng Hy Lạp thì chữ “đứng” trong Xuất 14:13 được sử dụng cùng tữ ngữ đã được ghi trong Ê-phê-sô 6:11. Đó là từ histemi—‘đứng’ trong thể nội động từ. “Đứng” bạn thấy đó, có thể cũng mang ý nghĩa là “lập nên”, điều này có nghĩa rằng tôi làm chủ, cũng giống như trong câu “tôi [làm chủ] sắp xếp những cái ghế thành một hàng.” Và chúng ta sẽ yêu thích cái quyền lực đó. Nhưng nhân loại không làm chủ vũ trụ này. Chúng ta đang gặp rắc rối. Tất cả mọi người, từ khi A-đam lạc bước đau buồn, đã và đang gặp những rắc rối, phiền muộn. Và chúng ta sẽ không thể nào tự thoát ra khỏi những rắc rối đó bằng cách giả vờ như chúng ta đang làm chủ tình hình, hoặc là bằng cách quay đầu lại và chạy trốn. 

Điều gì sẽ xảy ra đối với những người bị cụt chân nếu như chạy trốn là câu trả lời? Ngoài ra, chạy trốn là câu trả lời hèn nhát. Nhưng khi Phao-lô nói chuyện với các thánh đồ người Ê-phê-sô, câu trả lời ông đưa ra là đứng dậy, giống như Môi-se đã khuyên trong Xuất-ê-díp-tô-ký. Khi ông nói đứng dậy, ông đặc biệt có ý ám chỉ về cách những người Ê-díp-tô đang chất chồng những gánh nặng trên bạn, hoặc là những ảnh hưởng của ma quỷ đang đè nặng trên con người bạn, vậy nên ông khuyên hãy đứng dậy. Khi những quyền lực của sự tối tăm đe dọa và quăng ra những điều kinh khủng nhất của nó trên chúng ta, hãy đứng dậy. Đứng dậy cũng là thông điệp gửi cho chúng ta trong sách Ê-phê-sô 6:11, cho những linh hồn bình thường và cho cả những người bị bại liệt. Đó là bởi vì việc đứng lên phụ thuộc vào nhiều thứ hơn là chỉ vào đôi chân.

Tôi cảm tạ Chúa vì câu trả lời không phải phân biệt chống lại những người kém may mắn về phần thể xác. Bởi cuộc sống trước nhất không phải là vấn đề của thể xác. Vấn đề đầu tiên và cuối cùng chính là vấn đề thuộc linh. Và Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta cuộc sống, dù cho chúng ta có đầy đủ đôi chân hay không, đã làm cho mỗi một người trong chúng ta có thể đứng dậy được. Ngài ban cho chúng ta áo giáp để chúng ta có thể “được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỷ. Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng … thể lực của thế gian mời tối này, cùng các thân dữ ở các miền trên trời vậy.” Khi chúng ta “mặc lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, [chúng ta sẽ] có thể cự địch lại, và khi thắng hơn mọi sự rồi, chúng ta được đứng vững vàng.” (Ê-phê-sô 6:11-13).
 
* Scripture quotations are from the New American Standard Bible, copyright © 1960, 1962, 1963, 1968, 1971, 1972, 1973, 1975, 1977, 1995 by The Lockman Foundation. Used by permission.
 

 
(Theo Adventistworld.org)
Chia sẻ Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment