Tác giả: Gina Wahlen
Bạn sẽ làm gì với hơn 2 tỉ đô-la Mỹ? Ở Hoa Kỳ các ứng cử viên tổng thống tiêu 2,5 tỉ cho chiến dịch của họ trong năm nay1. Sứ mạng khám giá không gian của NASA đến sao Hỏa cũng hơn 2 tỉ đô-la.2 Hai tỉ rưỡi đô-la tương đương với 10% đóng góp của Facebook3 hay phần thua lỗ của Microsoft’s Online Services Division trong năm 20114.
Nhưng hơn 2 triệu đô có thể làm hơn thế rất nhiều. Người Cơ Đốc Phục Lâm biết rằng số tiền này có thể xây dựng một hệ thống rao giảng phúc âm trên toàn cầu và chăm sóc đức tin cho hàng triệu người, đáp ứng nhu cầu thuộc linh, thuộc thể, tinh thần của vô số người và cộng đồng xung quanh thế giới.
Một trăm năm trước đây, người Cơ Đốc Phục Lâm đã dâng hiến tổng cộng 2.208.064.788,775 đô-la Mỹ cho truyền giáo, tạo nên một ảnh hưởng to lớn trên thế giới mà chúng ta sống. Số tiền đó tương đương với 13 tỉ 277 triệu đô-la Mỹ6 hiện nay.
Dự án truyền giáo đầu tiên
Vào năm 1885 tiền dâng truyền giáo trường Sa-bát đầu tiên do Liên Hiệp Hội Thượng Columbia, khu vực chiếm một phần Tây Bắc Hoa Kỳ. Tiền dâng hiến được dùng để gởi các nhà truyền giáo đến Australia.
Năm tiếp theo, Toàn Cầu Tổng Hội xúc tiến dự án truyền giáo trường Sa-bát toàn giáo hội – đóng một con tàu có tên là Pitcain đi đến những đảo nhỏ ở Nam Thái Bình Dương nơi những người dân đảo đang chờ đợi được làm báp-têm và gia nhập Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm7. Sau chuyến truyền giáo tới Pitcain, tàu đi đến Các Đảo Society, Tonga, Cook, Samoa, Fiji, và Tahiti, tiếp tục công việc truyền giáo trong vài năm.
Trẻ em ủng hộ nhiệt tình nhất cho dự án truyền giáo đặc biệt này. Một cậu trai giúp mẹ mình thổi bắp rang và để dành 15 đô-la cho quỹ Pitcain – khoảng 365,85 đô-la ngày nay. Làm việc cùng nhau, những người già và trẻ đã gây quỹ được 12.000 đô-la Mỹ cho dự án truyền giáo trường Sa-bát đầu tiên này8.
Một kế hoạch mới
Theo sau dự án Pitcain, tiền dâng truyền giáo trường Sa-bát tiếp tục tăng lên. Vào ngày Sa-bát 06/01/1912, các thành viên trường Sa-bát được giới thiệu về “Một Kế Hoạch Mới” qua một quyển sách nhỏ tám trang mà sau này được biết đến “Truyền giáo hàng quý” của trường Sa-bát, do ban Sa-bát của Toàn Cầu Tổng Hội xuất bản.
Tiền dâng hiến trường Sa-bát của chúng ta tăng nhanh tới mức chúng ta có thể để riêng một Sa-bát trong một quý cho một mục tiêu đặc biệt.
Như vậy, tiền dâng truyền giáo Sa-bát thứ 13 đặc biệt được bắt đầu, cùng với sứ mạng hàng quý, giúp tập trung vào giáo hội ở những vùng và dự án đặc biệt mà sẽ được hưởng lợi từ tiền dâng hiến truyền giáo Sa-bát thứ 13. Dĩ nhiên, số tiền này được thêm vào số tiền dâng truyền giáo thường trực được dâng mỗi Sa-bát và gởi đến các địa hạt xung quanh thế giới.
Các tín hữu được khuyến khích cầu nguyện đồng hành với tiền dâng hiến của họ. “Bởi việc dâng hiến cách vui lòng, thông minh cùng với lời cầu nguyện, số tiền dâng hiến sẽ được nhân lên như năm cái bánh và hai con cá, và phước hạnh cũng được thêm lên,” sứ mạng hàng quý đầu tiên thúc giục. “Cầu nguyện khi quý vị dâng. Trong mỗi trường Sa-bát trong ngày đó (Sa-bát thứ 13), cần có một mùa cầu nguyện thay mặt cho các thành phố của Ấn Độ.”9
Những dự án sớm
Những thành phố ở Ấn Độ được chọn để nhận lấy lấy tiền dâng truyền giáo Sa-bát lần thứ 13 đầu tiên. Trong gần một năm, ông J.L.Shaw, “Người giám hộ” Liên Hiệp Hội Ấn Độ đã viết nhiều lá thư đến Bộ Truyền Giáo.
Trong kỳ đại hội đồng vừa qua, chúng tôi xin một mục sư cho giáo khu lớn ở Calcutta. Bộ đã nỗ lực để đáp lại lời kêu gọi này; nhưng như quý vị biết đấy, chưa có sự hỗ trợ nào. Rất nhiều lời cầu nguyện, thư từ, và kêu gọi cho công việc ở Calcutta đã được gởi đi, nhưng vẫn chưa có sự giúp đỡ nào. Tôi hy vọng, cầu nguyện và tin tưởng rằng sự giúp đỡ sẽ sớm đến Ấn Độ.10” Trong một lá thư khác, ông Shaw viết, “Đức Chúa Trời vĩ đại của mùa gặt chắc chắn có nhân lực và phương tiện để mở đường.11”
Lời cầu nguyện của Shaw được trả lời khi 7.674, 33 đô-la Mỹ được gởi đến cho công việc truyền giáo ở những thành phố lớn của Ấn Độ vào buổi dâng tiền truyền giáo Sa-bát thứ 13 đầu tiên, rồi George W. Pettit cùng với J. M. Comer và gia đình họ được Liên Hiệp Hội Bắc Thái Bình Dương gửi đến làm việc tại Ấn Độ. Ngày nay có 896 mục sư Cơ Đốc Phục Lâm được phong chức và chứng nhận làm việc ở 3.973 hội thánh trên khắp Ấn Độ.12
Những dự án dâng hiến truyền giáo đặc biệt khác vào năm 1912 bao gồm một trạm truyền giáo mới tại khu bảo tồn Selukwe ở Rhodisia (Zimbabwe), làm nhà cho các nhà truyền giáo đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, và những vùng khác của Châu Phi, một trường ở Argentina, tức Thần Học Viện River Plate, và trường huấn luyện PUA ở Chi-lê.
Chúng tôi quan tâm đến mọi người - bất kể họ sống nơi nào, màu da gì, nói ngôn ngữ gì đi nữa.
Cố gắng phấn đấu
Viết thư cho thư ký Toàn Cầu Tổng Hội, W.A. Spicer, hội trưởng của Liên Hiệp Hội Nam Mỹ, J.W. Westphal, giải thích về tình trạng thê thảm ở Thần Học Viện River Plate:
“Chúng tôi đang cố gắng phấn đấu tới mức có thể…Trong một phòng nhóm rộng, ba lớp học phải đọc bài cùng lúc, bởi vì những lớp ở trên được các sinh viên dùng để ở. Một giáo viên phải dạy học ở cạnh cầu thang, và các giáo viên khác phải tự thân vận động tới mức có thể; còn toàn bộ thiết bị thì quá xa tầm với.13”
Nhờ tiền dâng hiến truyền giảng sứ mạng Sa-bát thứ mười ba đặc biệt, thần học viện River Plate có thể sửa chữa và nới rộng các tòa nhà của nó. Hiện nay, trường đại học River Plate ở Argentina nhận hơn 2.500 sinh viên mỗi năm và cấp hơn 30 văn bằng đại học qua các trường Quản Trị Kinh Doanh, Giáo Dục, Khoa Học Y Tế, và Thần Học thuộc trường đại học này.14
Truyền giáo bằng y tế trong những thời kỳ suy thoái
Vào những năm 1930 đa số thế giới kinh nghiệm sự khó khăn về mặt tài chính được biết đến như là “Cuộc Đại Khủng Hoảng.” Thất nghiệp cao và thu nhập thấp, nhưng các hộp tiền dâng truyền giáo luôn dư dật khi các gia đình trung tín giữ theo kế hoạch dâng hiến truyền giáo“60 xu mỗi tuần”, tạo kế sinh nhai cho hàng triệu người thiếu thốn.
Vào năm 1931, bác sỹ A. Arzoo, người đang phục vụ ở Sultanabad, Pakistan, nói về một trường hợp khó khăn như thế, được xuất bản trong quyển Những Cuộc Truyền Giáo Hàng Quý:
“Cách đây ít lâu, một thiếu nữ được đưa mang đến cho tôi khám bệnh. Cổ họng cô ấy rất tệ. Một căn bệnh chết người ăn vào trong thịt cô. Một đơn thuốc được ra cho gia đình cô, và chúng tôi yêu cầu gia đình cô mua ống tiêm rồi trở lại trạm xá. Tất cả họ đi lấy thuốc nhưng không bao giờ trở lại. Tôi cho rằng họ không thể trả tiền thuốc, và cảm thấy ngượng ngùng khi quay lại. Nếu cô ấy được chữa lành thì sẽ không là nguồn lây nhiễm cho người khác. Nhiều người bị bệnh đến với chúng tôi để được chữa trị, nhưng chúng tôi không có trang thiết bị cần thiết, và chúng tôi buộc phải từ chối nhiều người bởi vì chúng tôi không thể làm thâm quỹ được.”15
Các tín hữu học trường Sa-bát với tiền dâng truyền giáo 2.541.326,85 trong năm đó giúp những người đó và nhiều nhu cầu khác ở vùng Trung Đông, cũng như ở Châu Phi, Ấn Độ, Burma và Bắc Nam Mỹ.
Kể những câu chuyện
Vào năm 2012, tờ Truyền Giáo Hàng Quý trường Sa-bát, hiện nay được biết đến là tờ báo Truyền Giáo Cơ Đốc, bước qua năm thứ 100. Trong thế kỷ vừa qua ấn phẩm nhỏ bé này đã ghi chép nhu cầu truyền giáo xung quanh thế giới, và tạo nguồn cảm hứng để người già, người trẻ dâng cho những dự án lạc hiến Sa-bát thứ 13 đặc biệt.
Các trường và trường đại học, bệnh viện, phòng khám, và cô nhi viện, nhà in và các trung tâm nâng cấp cuộc sống, nhà thờ và nhà nguyện, các ký túc xá và trung tâm huấn luyện truyền giáo, thư viện và các trung tâm nghe nhìn, khu cắm trại thanh niên và các tài liệu về bài học Kinh Thánh bằng tiếng địa phương – ra đời nhờ lòng rộng rãi của những người dâng cho tiền lạc hiến Sa-bát thứ 13.
Số tiền lạc hiến này đã giúp đưa hàng nghìn nhà truyền giáo và những nhân sự làm việc xuyên tổng hội, những nhà tiên phong truyền giáo toàn cầu và những nhà truyền giáo nghiệp dư, bác sỹ, nha sỹ, y tá, giáo viên và mục sư phục vụ trong mọi khu vực trên toàn cầu.
Tiền lạc hiến đặc biệt cũng giúp chu cấp tài liệu cho việc truyền giáo ra bên ngoài, chương trình phát thanh và truyền hình, các thiết bị truyền tin, thời gian truyền tin qua vệ tinh, tài liệu, sách vở, băng hình và các bài học Kinh Thánh trực tuyến. Hơn 1.200 dự án truyền giáo vòng quanh thế giới đã được hoàn tất nhờ vào số tiền dâng hiến rời rộng để truyền giáo, và nhiều dự án nữa vẫn đang được hoàn thành.
Bà Charlotte Ishkanian, người phục vụ trong vai trò biên tập viên của tờ Truyền Giáo Cơ Đốc từ năm 1993, dành phần thời gian của bà trong việc thu thập các câu chuyện và thực hiện các cuộc phỏng vấn mà sẽ là bài đinh của những số báo sắp tới, sẵn có các phiên bản cho trẻ em, thanh niên và người lớn. Hơn nữa, trụ sở của tờ Truyền Giáo Cơ Đốc cung cấp một DVD kèm theo mỗi quý, tạo những đoạn vi-đê-ô ngắn phù hợp để xem trong trường Sa-bát. Nhiều đoạn phim ngắn khác có thể được xem trực tuyến tại trang web: www.adventistmission.org
Những xu hướng của dâng hiến truyền giáo
Mặc dù số tiền dâng cho các địa hạt trên thế giới trong thế kỷ vừa qua thì ấn tượng, một khía cạnh có thể đã bị xem nhẹ là tỉ lệ tiền lạc hiến truyền giáo so với số tiền phần mười tính bằng đô-la Mỹ. Vào năm 1912, phần mười thu nhập của mỗi tín hữu trung bình là 14, 48 đô-la Mỹ. Tiền dâng hiến truyền giáo năm đó của mỗi tín hữu trung bình là 4, 47 đô-la Mỹ. Vào năm 2010, phần mười trung bình của mỗi tín hữu đã tăng lên 127,20 đô-la, nhưng số tiền dâng hiến truyền giáo rất gần với con số năm 1912, trung bình 4,56 đô mỗi tín hữu.
Mức độ dâng hiến truyền giáo năm 2010 thấp hơn 1,27 đô-la so với năm 1932, tức trong cuộc Đại Khủng Hoảng, khi tiền phần mười trung bình của tín hữu là 13,08 đô-la và tiền dâng truyền giáo trung bình 5,83 mỗi người.16
Tin tốt là vào năm 2011, tiền dâng tăng lên so với năm trước, trung bình mỗi tín đồ 5,01 đô-la. Vào quý IV năm 2011, tiền dâng truyền giáo cao nhì đã được ghi nhận – tổng cộng 763, 660 đô-la để hỗ trợ công việc trong vòng những người tị nạn và người Mỹ bản xứ ở Tổng Hội Bắc Mỹ.
Nhu cầu truyền giáo ngày nay
Nhu cầu truyền giáo ngày nay thậm chí cao hơn năm 1912 nữa, theo ông Gary Krause, giám đốc tờ Truyền Giáo Cơ Đốc ở tổng hành dinh hội thánh thế giới tại Silver Spring, bang Maryland, Hoa Kỳ.
“Người không phải Cơ Đốc Phục Lâm hiện nay nhiều hơn một trăm năm trước,” ông Krause cho biết. “Hàng ngàn người chưa từng nghe đến danh Đức Chúa Jêsus sẽ qua đời trong 24 giờ tới. Khoảng 300 triệu trẻ em sẽ đi ngủ với cái bụng đói tối nay. Vì thế, nếu công việc truyền giáo của chúng ta được thiết lập, nó sẽ không bao giờ hoàn tất cả.
Nhận biết rằng tiền lạc hiến truyền giáo tính trên mỗi người đã giảm trong những thế kỷ vừa qua đã sụt giảm mặc dù tỉ lệ phần trăm tiền quỹ dâng cho hội thánh địa phương đã tăng trong thời gian đó, ông Krause không nghĩ rằng nó phải là “hoặc”
Tôi biết phải tốn một khoản tiền lớn để điều hành một chương trình hội thánh địa phương thành công ở những nơi như Bắc Mỹ,” ông thừa nhận. “Chúng ta phải chu cấp thường xuyên hội thánh địa phương của chúng ta, nhưng chúng ta cũng không thể quên những anh chị em thiếu thốn của mình xung quanh thế giới.
“Nếu không nhờ có tiền dâng truyền giảng, chúng tôi đã phải cắt giảm nhiều chương trình truyền giảng của hội thánh – về y tế, giáo dục, nhân đạo, thuộc linh nhằm vươn ra thế giới. Quan điểm truyền giáo toàn diện của chúng tôi bao phủ toàn cầu, không chỉ một góc của chúng tôi. Chúng tôi quan tâm đến mọi người - bất kể họ sống nơi nào, màu da gì, nói ngôn ngữ gì đi nữa.
“Truyền giáo là huyết mạch của hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm. Nếu bỏ đi Đại Mạng Lịnh thì chúng ta chỉ còn là một câu lạc bộ hướng nội chỉ tập trung vào nhu cầu, lợi ích của chúng ta. Chúng ta mất lửa. Chúng ta quên đi những nhu cầu của một thế giới mà Đức Chúa Jêsus đã chết thay cho.
1 The Center for Responsive Politics, “2012 Will Be Costless Election Yet, With Outside Spending a Wild Card,” available online at www.opensecrets.org/news/2012/08/2012-election-will-be-costliest-yet.html.
2 Casey Dreier, “Curiosity Comes Cheap,” available online at www.planetary.org/blogs/casey-dreier/20120809-curiosity-comes-cheap.html.
3 Sam Gustin, “Social Windfall,” available online at http://business.time.com/2012/02/02/social-windfall-facebook-ipos-billion-dollar-winners/slide/peter-thiel/#peter-thiel.
4 James Woodfin, “Microsoft’s Black Hole Sucks $2.5 Billion for the Year,” available at www.neowin.net/news/microsofts-black-hole-sucks-25-billion-dollars-for-the-year.
5 Statistics gathered by the author from the Annual Statistical Reports (1912-2011) of the General Conference of Seventh-day Adventists.
6 Conversion into current U.S. dollars was calculated on August 28, 2012, by using a GDP-per-capita index generated by “Measuring Worth” (www.measuringworth.com). The editors wish to thank David Trim, director, Archives, Statistics, and Research, General Conference of Seventh-day Adventists, for his assistance.
7 See “The Bounty and the Bible,” Adventist World, January 2009, pp. 16-19.
8 “The First Mission Project,” Adventist Mission—Children, Second Quarter 2012, pp. 4, 5.
9 “Pray as You Give,” Missions Quarterly, January 1912, pp. 2, 3.
10 Ibid., p. 5.
11 Ibid., p. 6.
12 “World Church Statistics,” available online at www.adventiststatistics.org/view_Summary.asp?FieldID=D_SUD.
13 Missions Quarterly, Fourth Quarter 1912, p. 4.
14 See “Education Without Borders,” Adventist World, December 2011, pp. 18-22.
15 Missions Quarterly, Fourth Quarter 1931, pp. 28, 29.
16 Annual Statistical Reports (1912, 1932, 2010) of the General Conference of Seventh-day Adventists.
Gina Wahlen là phó biên tập viên/chủ báo của tờ Thế Giới Cơ Đốc Phục Lâm. Bà cùng chồng mình là ông Clinton, phục vụ trong vai trò những nhân sự liên tổng hội ở Thần Học Viện Zaoksky ở Nga (1992 – 1998), và tại Cơ Quan Quốc Tế Cơ Đốc Phục Lâm cho chương trình sau đại học ở Phi-líp-pin.
(Theo Adventistworld.org)
Blogger Comment
Facebook Comment