Tony Philip Oreso
Dó là vào một buổi sáng Sa-bát, khi tôi đang chuẩn bị để đến nhà thờ. Vợ tôi, con gái và con trai tôi đã đi từ sớm để dự phiên nhóm trường Sa-bát. Tiếng nhạc êm dịu vang lên từ cái radio nhỏ của tôi cắt ngang sự yên tĩnh trong căn phòng. Khi tôi mặc áo quần xong, mắt tôi nhìn thấy tấm vải treo tường mới. Tôi không để ý thấy nó trước đây và tôi nhanh chóng kết luận rằng chắc vợ tôi đã treo nó ở đó vài ngày trước.
Trên tấm vải đó là hình ảnh của 2 con chim bồ câu trắng miệng ngậm nhánh nho và chúng quấn quýt ở bên cạnh nhau. Phía dưới có những dòng chữ được in đậm như sau: “Không có con đường nào dẫn đến sự bình an. Sự bình an chính là con đường.”
Tôi được kích thích bởi tấm vải treo và thông điệp của nó: sự bình an. Chúng ta thường đề cập đến sự bình an trong ngày. Chúng ta sử dụng chúng trong chính trị, trong các cặp vợ chồng, người yêu, trong gia đình, trường học, nhà thờ, nơi công sở hay bất cứ hoàn cảnh nào.
Chỉ trong Tân Ước, Kinh Thánh đã nhắc đến từ “bình an” hàng chục lần. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, những người tin theo Chúa luôn cố gắng hết sức để có thể tránh những sự xung đột, tranh cãi và chiến tranh. Mỗi lần chúng ta cố gắng để có được sự bình an trong lòng mình, chúng ta trở thành một phần của nhóm người đặc biệt được Kinh Thánh nhắc đến – người bảo vệ sự hòa bình. Khi chúng ta nhìn chung quanh mình, chúng ta nhận thấy rằng sự bình an là một trong những tính cách chủ yếu của Cơ Đốc Nhân mà thế gian luôn cần đến.
Đây là 4 yếu tố quan trọng của việc “giữ sự bình an” trong Kinh Thánh
“Hãy Tìm Kiếm Sự Hòa Bình và Đeo Đuổi Sự Ấy” (Thi-thiên 34:14)
Cũng giống như những đức tính cao quý khác, sự bình an phải được tìm kiếm, điều này cho thấy rằng không phải lúc nào sự bình an cũng có sẵn. Khi không có sự bình an, chúng ta sẽ phải cảm nhận tất cả mọi sự bất ổn và không chắc chắn, những điều mà rốt lại sẽ làm ảnh hưởng đến sự tự do của chúng ta. Để có thể tìm kiếm và đeo đuổi sự bình an, chúng ta là những Cơ Đốc Nhân sẽ phải làm hòa thuận với chính bản thân mình trước nhất. Vượt qua được thử thách này phụ thuộc rất lớn vào việc chúng ta trung tín và thật lòng với chính bản thân ình trong cuộc sống riêng tư của chúng ta như thế nào. Chúng ta có ăn những thức ăn không phù hợp với sự chỉ dạy trong Kinh Thánh hầu có được một cuộc sống khỏe mạnh hay không? Chúng ta nuôi dưỡng tâm trí mình như thế nào? Đời sống thuộc linh của chúng ta lớn mạnh ra sao? Chúng ta có chiến đấu để chống lại với những sự sai trái trong chính bản thân mình trước khi chúng ta lên án hoặc sửa đổi người khác? Những câu hỏi quan trọng này hình thành lên nền tảng cho chúng ta để chúng ta có thể làm hòa với chính bản thân mình. Một khi chúng ta nhìn đủ lâu và đủ chăm chú vào trong tấm kiếng phản ánh chính cuộc sống của mình, thì sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta khi dung chính mình để làm gương cho những người lân cận.
“Chẳng Có Sự Bình An Cho Những Người Ác” (Ê-sai 48:22)
Điều quan trọng chúng ta cần lưu ý đó là chúng ta không thể nào có được sự bình an, hoặc trong gia đình, hoặc trong đất nước mình, nếu chúng ta gian ác. Được hiểu như là đạo đức kém và đồi bại, sự gian ác là cội rễ cho bất cứ hành động hoặc hoàn cảnh hung dữ nào. Trong một gia đình, có thể đó chính là sự thiếu chung thủy, vô trách nhiệm, hoặc những tư tưởng cảm xúc xấu xa dành cho nhau. Trong một đất nước, đó có thể là tham nhũng, tranh giành quyền lực, tham ô ngân quỹ quốc gia, hoặc phân chia nguồn tài sản quốc gia không công bằng, tư lợi.
Là những người mang vác ánh sáng, cố gắng để phản chiếu “sự sáng của thế gian”, chúng ta được gọi để chống nghịch lại sự gian ác.
Mục đích của mọi nỗ lực của chúng ta để có được sự bình an phụ thuộc vào câu hỏi bằng cách nào chúng ta có thể thoát khỏi mạng lưới của sự gian án và cảm nhận được sự bình an. Dù chúng ta ở bất cứ nơi nào, là Cơ Đốc Nhân, chúng ta được kêu gọi để đứng vững như những trụ cột của ánh sáng trong thế gian tối tăm này.
♦ Là những người mang vác ánh sáng, cố gắng để phản chiếu “sự sáng của thế gian”, chúng ta được gọi để chống nghịch lại sự gian ác. Hãy suy gẫm những điều sau đây: 1
♦ Chúng ta là những người xa lạ đối với thế gian bởi vì những việc làm, thói tục của thế gian hoàn toàn khác xa với những gì mà Chúa đã định sẵn cho nó. Điều này làm cho cuộc sống của các Cơ Đốc Nhân có vẻ như rất xa lại với những “chuẩn mực” của thế gian.
♦ Kháng cự lại. Nếu chúng ta muốn có thể trở thành những tấm gương tốt cho những người chung quanh chúng ta, chúng ta cần phải có khả năng kháng cự lại những sự giải trí và những ảnh hưởng của thế gian này.
♦ Nổi bật. Cách tốt nhất để có thể đến gần những người khác là khi chúng ta để cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời chiếu soi đến những người khác xuyên qua người chúng ta. Chúng ta cần phải tập luyện cách sống trong thế gian, chứ không phải sống dựa vào thế gian.
♦ Đứng vững. Có thể chúng ta sẽ bị chế nhạo vì cách cư xử theo như những nguyên tắc dạy dỗ trong Kinh Thánh. Bởi vì những tội lỗi của thế gian, lừa dối, ghen ghét và những sự tranh đấu giành quyền lực có thể làm cho sự đánh giá của những người không dựa trên nền tảng của Lời Đức Chúa Trời trở nên lệch lạc.
♦ Hãy là những người tốt vì lý do đúng: Những việc làm tốt của chúng ta không nên tự đề cao chính bản thân chúng ta mà nên quy mọi sự vinh hiển về cho Đức Chúa Trời.
“Phước Cho Những Kẻ Làm Cho Người Hòa Thuận” (Ma-thi-ơ 5:9)
Trong bài giảng cho đoàn dân tụ tập lại tại chân núi phước lành, Đấng Christ đã nói đến những người hòa giải, những người làm cho người hòa thuận như là một nhóm người đặc biệt. Làm cho người hòa thuận được ban cho một phần thưởng ngay tức thời, đó là họ được gọi bằng danh xưng “con” của Đức Chúa Trời.
Có rất nhiều người cao quý đã dâng tặng cho người khác sự bình an - Nelson Mandela, Mahatma Gandhi, Mẹ Teresa, và nhiều người khác nữa, họ đã xem việc mang lại sự bình an cho người khác dù là trong chính trị hay trong xã hội cũng giống như là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của mình. Bằng cách này hay cách khác, tất cả họ đều muốn mang lại sự bình an cho hành tinh này.
Tuy nhiên, “loài người không thể tự tạo ra sự bình an. Những kế hoạch của nhân loại nhằm thanh tẩy và nâng cao từng cá nhân hoặc xã hội đều thất bại trong việc tạo ra sự bình an, bởi những nỗ lực đó không thể chạm đến tấm lòng của con người. Quyền năng duy nhất có thể tạo ra hoặc duy trò sự bình an chân thật chính là ân điển của Đấng Christ. Khi điều này được khắc ghi vào trong tấm lòng, nó sẽ xua tan những sự say mê xấu xa thường gây ra những sự xung đột, tranh cãi và bất hòa, chia rẽ.” 2
Sự thử thách dành cho chúng ta là những Cơ Đốc Nhân chính là làm sao để chúng ta có thể tiếp đón Đấng của sự bình an (và mang lại sự bình an) vào trong tấm lòng và cuộc sống của chúng ta hầu cho chúng ta có thể trở thành những sứ giả hòa bình trong một thế gian luôn cần có sự bình an này.
“Ta Để Sự Bình An Lại Cho Các Ngươi, Ta Ban Cho Các Ngươi Sự Bình An Ta” (Giăng 14:27)
Trong nỗi khát khao để trở thành sứ gia hòa bình, chúng ta phải luôn luôn đặt Đấng Christ làm trọng tâm của mọi việc. Những thách thức để có sự bình an hiện diện khắp mọi nơi: Gia đình tan vỡ; chúng ta đang sống trong những quốc gia đầy dẫy những sự tham nhũng và những sự xấu xa này dường như trở thành lối sống quen thuộc của con người; có nhiều lúc chúng ta còn phải đối đầu với những xung đột, bất hòa ngay trong chính cộng đồng, hội thánh của mình. Mỗi một người chúng ta, cũng như mỗi một cộng đồng, đoàn thể,chúng ta cần phải nhận biết Đấng Christ chính là Đấng duy nhất có thể ban cho chúng ta sự bình an mà chúng ta đang rất cần đến. Khi chúng ta tìm cầu sự khuyên nhủ và an ủi về sự bình an, hãy nhớ đến những lời nầy: “Ý muốn của Đức Chúa Trời không phải được giấu kín. Chúng ta không cần phải giấu nhẹm kiến thức của mình. Chúng ta cũng không cần phải có những kinh nghiệm sâu xa. Điều chúng ta cần có chính là lắng nghe những Lời của Chúa và bỏ ra xa khỏi cuộc sống của chúng ta những nỗ lực để giải thích, diễn giải những Lời mà chúng ta nghe theo ý muốn riêng hoặc làm cho nó phù hợp với những sự quan tâm của riêng chúng ta.”3
1 I am indebted to Amy Prindle, “Strength in the Storm,” LEAD Magazine, January-March 2009, p. 83, for some of the key points in this section.
2 Ellen G. White, The Desire of Ages (Boise, Idaho: Pacific Press Pub. Assn., 1940), p. 305.
3 Ekkehardt Mueller, “The Foundation of Christian Life,” LEAD Magazine, January-March 2009, p. 56.
Tony Philip Oreso là một tác giả, nhà văn tự do sống tại Nairobi, Kenya.
(Theo Adventistworld.org)
Blogger Comment
Facebook Comment