Vào tháng 1 năm 1997, tôi đến Đại Học Cơ Đốc Phục Lâm River Plate, Argentina, để dạy một lớp về Tiến Sỹ Thần Học. Từ trên máy bay, lần đầu tôi thấy một đồng bằng lớn của sông Paraná, với nhiều kênh và đảo, kéo dài ra đến 185 dặm (300 km). Vào buổi chiều Sa-bát, trưởng ngành này chở tôi đến bờ sông. Ông bảo tôi khi một con tàu nước ngoài phải đi dọc theo đồng bằng, một hoa tiêu địa phương biết rõ đồng bằng cần hướng dẫn con tàu an toàn qua con kênh đào cụ thể đủ sâu cho con tàu đi.
Thử tưởng tượng lịch sử hành tinh chúng ta là một con sông hỗn loạn, đi qua những thác nước chảy siết và nguy hiểm, và hình thành một đồng bằng rộng lớn trước khi chảy vào đại dương vĩnh hằng. Tại những điểm trọng yếu nhất của cuộc hành trình trên sông, Đức Chúa Trời gởi những “hoa tiêu” đặc biệt nhằm cảnh báo về nguy hiểm mà dân sự Ngài đối mặt trong cuộc hành trình. Chúng ta gọi những tiên tri “hoa tiêu.”1 Thí dụ như Ngài sai Nô-ê để cảnh báo những người thời đó về Cơn Nước Lụt; sai Môi-se để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi cảnh bị làm nô lệ Ai Cập; sai Ê-li và Ê-li-sê dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên khỏi việc thờ hình tượng tạm thời; và Giăng Báp-tít thông báo việc Chúa giáng sinh. Khi dân sự Đức Chúa Trời đến đồng bằng tôn giáo và tư tưởng lớn lao này – những khó khăn thuộc linh – của những ngày sau rốt, Đức Chúa Trời sai một hoa tiêu đặc biệt khác để giúp hướng dẫn dân sự Ngài an toàn đến bến sự sống đời đời.
Cần một tiên tri hiện đại
Người Cơ Đốc Phục Lâm chấp nhận “Kinh Thánh, và chỉ Kinh Thánh mà thôi, là chuẩn mực của mọi giáo lý và nền tảng của mọi cơn phục hưng.”2 Nếu như vậy, thì tại sao người Cơ Đốc Phục Lâm cũng chấp nhận Ellen White (1827 – 1915) là tiên tri thật? Chúng ta có thật sự cần sự bày tỏ hiện đại về ân tứ tiên tri không? Để trả lời những câu hỏi này chúng ta phải nhận ra rằng đầu tiên là dù ở trong thời đại kinh thánh, có một số tiên tri thật mà những ghi chép của họ không có trong Kinh Thánh (1 Sử Ký 29: 29). Đối với tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm, bà Ellen White là một tiên tri thật không viết kinh thánh khác được Chúa kêu gọi cho một thời điểm lịch sử rất quan trọng – tức thời kỳ cuối cùng.
Nếu Cơ Đốc Giáo hiện đại là một cơ thể tôn giáo hiệp nhất, được lập vững chắc trên quyền năng của Lời Chúa, thì không cần có một sự thể hiện về ân tứ tiên tri trong thời kỳ cuối cùng. Nhưng trong một thế giới mà Cơ Đốc Giáo bị chia rẽ về sự hiểu biết kinh thánh hơn bao giờ hết,3 ân tứ này cần để thanh tẩy sự giải nghĩa sai về lời Chúa do rất nhiều kết luận chống lại kinh thánh bởi truyền thống, lý do con người, kinh nghiệm cá nhân và văn hóa hiện đại gây nên. Cho nên thay vì thế chỗ kinh thánh, ân tứ tiên tri hiện đại giúp độc giả cho phép kinh thánh tự giải thích mà không bị những thành kiến con người làm biến dạng.
Nhiệm vụ của một tiên tri hiện đại
Tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm tin rằng vào giai đoạn cuối của 2300 ngày tiên tri (xem Đa 8: 9-14) lẽ thật sẽ được phục hồi qua việc giảng sứ điệp ba thiên sứ trong Khải Huyền 14: 6-12. Cũng như những thời khắc quan trọng được Kinh Thánh miêu trả, sự phục hồi trong thời kỳ cuối cùng này cũng xảy ra với sự trợ giúp tiên tri đặc biệt, giúp “(1) hướng dẫn sự chú ý vào kinh thánh, (2) giúp hiểu kinh thánh, và (3) giúp ứng dụng những nguyên tắc kinh thánh vào trong đời sống chúng ta.”4 Những chức năng về ân tứ tiên tri này không bị giới hạn vào những ngày đầu tiên của phong trào mà chúng nên tiếp tục trợ giúp chúng ta đến cuối cùng của lịch sử nhân loại.
Đức Chúa Jesus miêu tả rõ điều này trong ví dụ về tiệc yến lớn (Lu-ca 14: 15-24). Nhiều người ngày nay phát cuồng vì tài sản vật chất (câu 18), công việc (câu 19), và hoạt động xã hội (câu 20). Hơn nữa, những công cụ truyền thông hiện đại và công nghiệp giải trí cũng thu hút thời gian mà chúng ta cần dành cho Lời Chúa. Cũng quan trọng như những sự xao lãng tiềm năng này, thì không nên có bất cứ điều gì thay thế sự ưu tiên thuộc linh cả. Như có người đã nói: “Không dành thời gian cho Chúa tức là sống một đời lãng phí thời gian.” Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta cần nhắc nhở thường xuyên về các thứ tự ưu tiên thuộc linh (xem Ma-thi-ơ 6: 33). Một sự bày tỏ hiện đại về ân tứ tiên tri được ban cho để kéo chúng ta quay về với Kinh Thánh.
Thậm chí những ai dành thời gian cho kinh thánh bị cám dỗ làm biến dạng ý nghĩa thực sự của nó. Như đã đề cập rồi, Đức Chúa Trời ban Ellen White là một tiên tri hiện đại cho chúng ta để giải thoát chúng ta khỏi những truyền thống con người có xu hướng làm lệch lạc sự hiểu biết của chúng ta về Lời Đức Chúa Trời. Những tác phẩm của bà là “một màn lọc tiên tri thánh nhằm giúp chúng ta loại bỏ tất cả mảnh vụn nhân thế mà truyền thống đã làm lu mờ kinh thánh, hầu cho sứ điệp của Chúa về kinh thánh có thể chảy cách tinh khiết vào lòng chúng ta.”5
Thật là một ý nghĩ đáng sợ khi mà thậm chí Sa-tan có thể hiểu Lời Đức Chúa Trời mà không để lời ấy biến đổi lòng nó (Gia-cơ 2: 19). Ellen White cảnh báo “nhiều người tiếp nhận một tôn giáo thông minh, một dạng của sự sùng đạo, trong khi tấm lòng không được làm sạch.”6 Và bà tiếp, “Một người có thể nghe và nhận biết toàn vẹn lẽ thật, nhưng không biết gì về lòng mộ đạo cá nhân và một tôn giáo thực nghiệm chân thật. Người ấy có thể giải thích phương thức cứu rỗi cho người khác, nhưng chính bản thân mình bị bỏ.”7 Sự bày tỏ hiện đại về thần linh tiên tri được cung cấp để giúp chúng ta thuận phục ảnh hưởng thánh hóa của Lời Đức Chúa Trời (xem Giăng 17: 17; Ma-thi-ơ 5: 13-16)
1 In 1863 Uriah Smith used the analogy of an additional “pilot” promised to the last part of a voyage in reference to the prophetic gift of Ellen G. White. See U. Smith, “Do We Discard the Bible by Endorsing the Visions?” Advent Review and Sabbath Herald, Jan. 13, 1863, p. 52.
2 Ellen G. White, The Great Controversy (Mountain View, Calif.: Pacific Press Pub. Assn., 1911), p. 595.
3 Already in 2001 a reliable source referred to the existence of 34,000 different “Christian denominations” in the world. See David B. Barrett et al., World Christian Encyclopedia: A Comparative Survey of Churches and Religions in the Modern World,2nd ed. (Oxford: Oxford University Press, 2001), vol. 1, p. vi.
4 T. Housel Jemison, A Prophet Among You (Boise, Idaho: Pacific Press Pub. Assn., 1955), p. 371.
5 Alberto R. Timm, “Ellen G. White: Prophetic Voice for the Last Days,” Ministry, February 2004, p. 20.
6 Ellen G. White, Steps to Christ (Mountain View, Calif.: Pacific Press Pub. Assn., 1956), p. 35.
7 Ellen G. White, Evangelism (Washington, D.C.: Review and Herald Pub. Assn., 1946), p. 682.
Alberto R. Timm, tiến sỹ, là một người gốc Brazil và gần đây tham gia vào bộ phận Ellen White Estate trong vai trò phó giám đốc. Ông kết hôn với Marly, và có ba con.
(Theo Adventistworld.org)
Blogger Comment
Facebook Comment